Sinh mổ không đáng sợ, sợ nhất là vết thương sau khi mổ cũng như vết sẹo hình thành ngay sau đó. Vết thương sau khi mổ phải mất từ 4-6 tuần để lành lại, chăm sóc vết thương như thế nào để không để lại sẹo là một việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những mẹ có cơ địa dễ bị sẹo lồi. Nguyên nhân hình thành sẹo do sinh mổ 1. Thể chất: Trong quá trình lành vết thương, da sẽ sinh ra collagen và nguyên bào sợi để giúp liền vết thương, tuy nhiên, tùy vào thể trạng mỗi người mà quá trình này sẽ diễn ra khác nhau. Chẳng hạn như với những người có cơ địa sẹo lồi, hoặc nguyên bào sợi sản sinh ra ít,sẽ dễ kích thích hình thành mô sẹo và để lại sẹo. 2. Kích thích từ bên ngoài: Vết thương bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật, hoặc thói quen ăn uống cá nhân, chẳng hạn như sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, uống rượu, hoặc béo phì có thể dẫn đến tăng sản lượng collagen và nguyên bào sợi quá mức, dẫn đến hình thành mô sẹo và để lại sẹo vĩnh viễn. 3. Quá trình phẫu thuật: Phẫu thuật sinh mổ được chia thành "mổ dọc" và "mổ ngang". Mổ dọc là mổ từ rốn xuống 10-15 cm, vết mổ này mất nhiều thời gian để lành và nhiều nguy cơ để lại sẹo hơn. Độ căng do mổ ngang thường nhỏ hơn và nhanh phục hồi hơn. 4. Chăm sóc sau sinh: Thường vết thương biểu bì sẽ liền trong vòng 5-7 ngày, nhưng vết thương sâu cần 4-6 tuần để phục hồi, do đó chăm sóc hậu sản rất quan trọng và việc điều trị thích hợp có thể tránh để lại sẹo. 5. Sắc tố da: Có nhiều tế bào sắc tố có nhiều trong da của người da sẫm màu, việc dễ dàng tích lũy sắc tố khiến nguy cơ sẹo cao hơn. Phẫu thuật sinh mổ được chia thành "mổ dọc" và "mổ ngang" Chăm sóc sau sinh Việc chăm sóc vết mổ sau sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành sẹo. Chính vì thế bất kể bạn có màu da hoặc cơ địa như thế nào thì đầu tiên quan trọng nhất vẫn là việc chăm sóc vết thương. Thông thường các vết thương biểu bì chỉ cần 5-7 ngày để lành nhưng vết mổ sau sinh cần phải mất 4-6 tuần, chính vì thế các mẹ cần phải đặc biệt chú ý những điều sau đây: 1. Giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng. Nếu không cần thận làm vết mổ bị ướt thì lập tức lau khô và lau lại bằng cồn I ốt (Đừng để vết thương dính nước trong vòng một tuần sau khi ra viện). 2. Sau một tuần có thể tháo băng cho vết mổ được "thở" và khô ráo. Quan sát nếu thấy bị viêm, mẩn đỏ, có mủ thì ngay lập tức phải vào viện để kiểm tra. 3. Sau khi tháo băng, tiến hành lau khô miệng vết thương (không cần phải lau thuốc), có thể sử dụng băng thoáng khí 3M tránh cho nước hoặc vi khuẩn xâm nhập, cứ 3-4 ngày lại thay băng một lần. 4. Chế độ ăn uống: Để chữa lành vết thương sau mổ sinh cần bổ sung protein, nên ăn nhiều trứng, cá và thịt, và nhớ thêm nhiều thực phẩm nhiều chất xơ để không bị táo bón. 5. Massage 3-5 phút mỗi ngày xung quanh vết thương cũng giúp nhanh lành vết thương. 6. Tránh cử động mạnh, vận động quá sức để tránh cho vết thương càng nặng thêm. 7. Tránh để vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh để vết thương các sậm màu hơn. Sinh mổ xong cần ăn nhiều thực phẩm có chất xơ để tránh bị táo bón Điều chỉnh chế độ ăn uống Các chế độ ăn uống sau khi sinh mổ là để làm sạch sản dịch và giúp nhanh lành vết mổ. Tốt nhất là ăn và uống đồ ấm nóng, kể cả hoa quả cũng không nên ăn lạnh. 1. 24 giờ sau khi sinh mổ chức năng tiêu hóa mới phục hồi. Lúc này có thể cho mẹ ăn thức ăn lỏng trong vòng một ngày như súp trứng, súp ngô. Sau khi đã "thoát khí" đường ruột, có thể ăn đồ ăn mềm trong thời gian từ 1-2 ngày như cháo, mì, vv. 2. Để bồi bổ thân thể sau sinh có thể ăn canh gà, canh thịt bằm vv. Tránh bỏ dầu mỡ vào canh. 3. Gan lợn giúp làm sạch sản dịch và tốt cho máu, là loại thực phẩm rất được khuyên dùng cho phụ nữ sau sinh. 4. Các loại chè đỗ cũng giúp làm sạch dịch. 5. Các mẹ bị co thắt tử cung có thể dùng dầu quả bơ để giúp bôi trơn ruột và giảm táo bón. 6. Cá, các thực phẩm có vitamin C cũng giúp cho vết thương nhanh lành. 7. Do mất máu nhiều trong quá trình sinh nên các mẹ cần ăn nhiều thức ăn chứa sắt hơn. 8. Các mẹ có thể uống thêm thuốc bắc bồi bổ cơ thể với hoàng kì, quả kỉ tử, táo tàu vv. Chuẩn bị trước khi mang thai Trước khi mang thai, nhiều mẹ đã tìm cách để phòng ngừa các vết rạn da, chẳng hạn như dưỡng ẩm vùng da bụng, mát xa hoặc tập luyện cơ bắp vv, mục đích là dể căng tường khả năng đàn hồi của da, những cách này đều tốt cho việc ngăn ngừa hình thành sẹo sau sinh. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm chứa collagen cũng giúp ích. Chú ý ăn nhiều vitamin C và protein trong quá trình mang thai, ăn nhiều trái cây và rau quả để giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Khi thể chất và tinh thần mạnh khỏe, sẹo chắc chắn sẽ ít hơn!!!