Bạn đang mang thai tuần thứ 29, tức bạn đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ rồi, nhanh quá! Có lẽ bạn đang hồi hộp xen lẫn vui mừng chờ đón em bé sắp ra đời. Hơn nữa, bạn chắc chắn muốn biết trong giai đoạn tam cá nguyệt này sẽ ra sao chứ? Dưới đây là những thông tin cần thiết cho bạn. Cơ thể của bé trong tuần thứ 29 Trong tuần thứ 29 của thai kỳ, em bé nặng khoảng 2.5 ~3 kg, chiều dài của bé khoảng 14~16 inch, chiều dài này sấp xỉ với chiều dài khi bé được sinh ra. Lúc này, nhiều chất béo được lắng đọng dưới bề mặt da, làn da nhăn nheo ban đầu của bé sẽ mịn màng hơn. Chuyển động của bé Thời điểm này bé năng động hơn, bạn có thể cảm nhận bé tinh nghịch bằng những cú đá, cú chọc khuỷu tay, đôi khi khiến bạn cảm thấy bé giống như 1 nhà vũ công đang nhảy múa trong bụng hoặc một ninja đang hoạt động. Lúc này, bé hoạt động trở nên mạnh mẽ và hào hứng hơn đáp ứng tất cả các loại kích thích như âm thanh, ánh sáng hoặc vị ngọt của thanh kẹo bạn đã ăn trước đó. Cơ thể của người mẹ trong tuần 29 của thai kỳ Ở tuần thứ 29 này của thai kỳ, bụng bạn càng ngày càng lớn hơn khiến bạn không thể tự nhìn thấy chân mình khi đứng nữa. Hơn nữa, khoảng thời gian này có đến 40% các bà mẹ sẽ bị suy giảm tĩnh mạch, những mạch máu sưng phù lên. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm là mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh xong 1 vài tháng. Triệu chứng khi mang thai tuần thứ 29 Giãn tĩnh mạch Những tĩnh mạch phồng lên vì lượng máu tăng lên trong thai kỳ, tử cung đang phát triển sẽ đang gây áp lực lên các tĩnh mạch chậu và hormone đang làm cho tĩnh mạch của bạn bị giãn. Giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra trong trực tràng và gây ra bệnh trĩ, đôi khi âm hộ của bạn cũng nổi lên tĩnh mạch có những đường giống mạng nhện đỏ. Giãn tĩnh mạch khiến một số phụ nữ trở nên đau đớn, một số người thì không thấy khó chịu. Để giảm thiểu vấn đề này thì không nên đứng hoặc ngồi lâu, sẽ giúp tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Trong trường hợp nếu chân của bạn bị sưng và đau hoặc nếu xuất hiện cục u, nên nói chuyện với bác sĩ để kiểm soát tình hình. Nhức đầu hoặc chóng mặt. Bạn có thể bị đau đầu hoặc cảm thấy khó chịu đặc biệt là khi bạn bị thiếu ngủ. Ngoài ra, có thể là do lượng đường trong máu thấp sẽ khiến bạn chóng mặt, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn ăn đều đặn. Chứng ợ nóng khi mang thai Em bé và tử cung của bạn đã phát triển và lớn dần, tạo áp lực đẩy vào dạ dày của bạn, điều này có thể khiến bạn bị ợ nóng, đó là khi các axit dạ dày thường được sử dụng để tiêu hóa thức ăn được đẩy lên khỏi dạ dày và tràn lên cổ họng. Do đó, để giảm thiểu chứng ợ khó chụi có thể tránh ăn các thực phẩm béo và cay. Chứng táo bón Hormone trong thai kỳ là thủ phạm gây phiền nhiễu, nó có thể làm thư giãn cơ ruột, khiến thức ăn bám quanh lâu hơn trong đường tiêu hóa gây ra táo bón. Ngoài ra, cổ tử cung mở rộng cũng chiếm không gian trong bụng, phần nào đã khiến ruột bạn co bóp khó khăn hơn khi tiêu thụ thức ăn. Cải thiện táo bón bằng cách ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có lá và uống nhiều nước. Bệnh trĩ Bắt đầu từ tuần 25 trở đi, cổ tử cung mở rộng sẽ tạo ra áp lực, cộng với lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng lên, có thể khiến các tĩnh mạch ở thành trực tràng bị sưng, phồng và ngứa. Khi chứng táo bón trở nên nặng thêm, có thể gây ra bệnh trĩ. Tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và ăn chế độ ăn nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón. Đau lưng, chân hoặc hông Do cơ thể bạn đang mang theo trọng lượng, vị trí của em bé cũng khiến áp lực đè lên một số bộ phận cơ thể bạn. Lúc này, các khớp và dây chằng của bạn ngày càng mềm hơn và thoải mái hơn để chuẩn bị sinh nở. Tất cả áp lực đó có thể gây đau nhức khắp người. Tiền sản giật Tiền sản giật có nhiều khả năng phát triển trong giai đoạn thai kỳ tuần thứ 29 này. Biến chứng của tiền sản giật là huyết áp cao, sẽ dẫn đến những thay đổi chức năng của gan và thận. Tiền sản giật có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm và đi kèm các triệu chứng sưng ở chân, đau đầu, buồn nôn và ói mửa. Do đó, nếu trước đó bạn đã có một số triệu chứng trở nên nghiêm trọng, thì nên và tuân thủ các cuộc hẹn đã lên lịch gặp với bác sĩ. Gợi ý cho người mẹ trong tuần thứ 29 của thai kỳ Chú ý đếm chuyển động của em bé Bạn có thói quen đếm xem bé thường đạp bạn mỗi ngày không? Tạo thói quen đếm những lần bé đạp bạn hoặc cử động mỗi ngày, vào buổi sáng và vào ban đêm, điều này để chắc chắn rằng bé vẫn ổn trong bụng bạn. Nếu bạn cảm thấy em bé không di chuyển trong một thời gian ngắn và bắt đầu thấy lo lắng, hãy uống một ít nước đá để đánh thức bé. Trường hợp bạn lo lắng không thấy bé chuyển động nữa, hãy gọi cho bác sĩ để kiểm tra xem có vấn đề gì hay không. Chú ý về các triệu chứng viêm đường tiết niệu Thật không may, có nhiều bà mẹ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong tam cá nguyệt này. Các triệu chứng như đau bụng dưới và nước tiểu đục, sẫm màu, có máu hoặc có mùi hôi. Vì vậy, nên găp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc 1 số triệu chứng trên để điều trị kịp thời. Vận động và ăn uống đảm bảo đủ chất Nhiều bà mẹ có biểu hiện chân tay buồn bực trong giai đoạn này, điều này gây ra nồng độ sắt thấp , hoặc suy thận. Do đó, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như bổ sung chất sắt và vận động rất cần thiết trong giai đoạn này. Thời gian này là khoảng thời gian bạn đang cận kề ngày sinh, do đó bạn nên lên những danh sách cần làm trước khi sinh từ lúc này. Thực hiện chế độ ăn hoặc hợp lý như uống vitamin trước khi sinh, cũng như xem lại lượng canxi của bạn và thay đổi liều lượng nếu cần thiết. Cố gắng bài tập Kegel hàng ngày, uống khoảng 10 ly nước mỗi ngày, có thể điều chỉnh trừ khi bác sĩ nói thay đổi lượng nước uống. Trước cận kề ngày sinh, thì việc mua quần tã hoặc quần áo cho bé rất quan trọng, tìm hiểu cửa hàng tã hoặc quần áo, khăn lau và kem chống hăm tã cũng như chọn một loại bột giặt thân thiện phù hợp với da trẻ nhỏ. Ngoài ra, đừng quên thảo luận về vai trò của chồng hoặc đối tác của bạn trong khi sinh.