Viêm màng não là gì? Viêm màng não là tình trạng màng não bị viêm, đây là lớp màng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não do nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất, tiếp theo là nhiễm vi khuẩn, trường hợp hiếm là do nhiễm nấm. Khi bị viêm màng não thường gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt và cứng cổ. Viêm màng não do vi khuẩn, có thể đe dọa tính mạng và lây lan giữa người với người khi tiếp xúc gần gũi với nhau. Với viêm màng não do virus, có xu hướng ít nghiêm trọng hơn và hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Viêm màng não do nấm, là một dạng hiếm gặp của bệnh. Nó thường chỉ xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch yếu. Triệu chứng viêm màng não Các triệu chứng viêm màng não, ban đầu sẽ giống như triệu chứng của cúm sốt và có thể phát triển trong vài giờ hoặc trong một vài ngày. Những triệu chứng sau đây có thể xảy ra với lứa tuổi từ trên 2 tuổi trở lên: Sốt cao đột ngột Cổ bị cứng Đau đầu dữ dội Nhức đầu kèm buồn nôn hoặc nôn Nhầm lẫn hoặc mất tập trung Có triệu chứng của động kinh Buồn ngủ hoặc khó thức dậy Nhạy cảm với ánh sáng Không muốn ăn và khát nước Da bị phát ban Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể cho thấy những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sau: Trẻ sốt cao Trẻ khóc liên tục Buồn ngủ quá mức hoặc khó chịu Trẻ không hoạt động hoặc hoạt động chậm chạp lờ phờ Trẻ ăn kém Xuất hiện một chỗ phình ra ở điểm mềm trên đỉnh đầu của em bé Cơ thể và cổ của em bé cứng Trẻ sơ sinh bị viêm màng não có thể khó dỗ, và thậm chí bé có thể khóc to hơn khi bế. Nguyên nhân viêm màng não Viêm màng não do vi khuẩn Vi khuẩn xâm nhập vào máu và di chuyển đến não và tủy sống, hoặc khi vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào màng não gây ra viêm màng não cấp tính. Những vi khuẩn phổ biến gây ra viêm màng não cấp tính như Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn), Neisseria meningitidis (não mô cầu), Haemophilusenzae (haemophilus) và Listeria monocytogenes (listeria). Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn): Vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Nó thường gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai hoặc viêm xoang. Neisseria meningitidis (não mô cầu): Những vi khuẩn này thường gây nhiễm trùng đường hô hấp, chúng có thể gây viêm màng não mô cầu khi xâm nhập vào máu. Đây là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan, ảnh hưởng chủ yếu đến thanh thiếu niên. Vi khuẩn này thường gây viêm màng não ở các nước Châu Á. Haemophilusenzae (haemophilus): Vi khuẩn này từng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. Listeria monocytogenes (listeria): Những vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong pho mát chưa tiệt trùng, xúc xích. Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là dễ mắc bệnh nhất. Listeria có thể xâm nhập qua nhau thai của người mẹ và gây nhiễm trùng ở thai kỳ muộn, có thể gây tử vong cho em bé. Viêm màng não do virus Viêm màng não do virus thường nhẹ và thường tự khỏi. Hầu hết các bệnh nhân vị viêm màng não ở ở Hoa Kỳ là do một nhóm vi-rút được gọi là enterovirus, phổ biến nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Các loại virus như virus herpes simplex, HIV, quai bị, virus West Nile và các loại khác cũng có thể là nguyên nhân gây viêm màng não do virus. Viêm màng não do nấm Viêm màng não do nấm tương đối hiếm gặp và thường gây viêm màng não mãn tính. Nó có triệu chứng bắt chước viêm màng não cấp tính do vi khuẩn. Viêm màng não do nấm không lây từ người sang người. Cryptococcus là một dạng nấm phổ biến gây viêm màng não, nó bệnh ảnh hưởng đến nhiều ở những người bị suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh AIDS. Nó nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Viêm màng não do những nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân viêm màng não do vi khuẩn, virus hoặc nấm thì như phản ứng hóa học, dị ứng thuốc, một số loại ung thư và các bệnh viêm như sarcoidosis cũng là nguyên nhân gây viêm màng não không nhiễm trùng. Biến chứng Biến chứng viêm màng não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Người bị bệnh càng lâu mà không được điều trị, nguy cơ co giật và tổn thương thần kinh vĩnh viễn càng lớn, dưới đây là một số biến chứng gây ra do viêm màng não: Mất thính lực Trí nhớ kém Để lại tổn thương não Ảnh hướng đến hình dạng của dáng đi Động kinh Suy thận Để lại khuyết tật và khó tiếp thu Tử vong Phòng ngừa Vi khuẩn hoặc virus là những loại có thể gây viêm màng não và có thể thể lây lan qua ho, hắt hơi, hôn hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng hoặc thuốc lá. Thực hiện những bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa viêm màng não: Rửa tay: Giúp trẻ có thói quen rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, chà rửa sạch kỹ lưỡng đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc tiếp xúc lâu ở nơi công cộng đông đúc hoặc với thú cưng. Vệ sinh đồ dùng cá nhân: Đừng chia sẻ đồ uống, thực phẩm, ống hút, dụng cụ ăn uống, son dưỡng môi hoặc bàn chải đánh răng với bất kỳ ai khác. Dạy trẻ tránh thường xuyên chia sẻ những thứ này với người khác. Giữ gìn sức khỏe: Duy trì hệ thống miễn dịch bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc. Ý thức che miệng lại khi ho hoặc hắt hơi: Khi bạn cần ho hoặc hắt hơi, hãy nhớ che miệng và mũi lại để tránh lây truyền cúm cho người khác. Tránh xa khi người khác ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, đeo khẩu trang và rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với người bệnh. Phụ nữ có thai: Hãy chăm sóc bản thân tốt, ngoài ra để giảm nguy cơ mắc bệnh listeriosis bằng cách nấu kỹ thịt, xúc xích và thịt nguội. Tránh các loại phô mai làm từ sữa chưa qua tiệt trùng và chọn các loại phô mai được dán nhãn rõ ràng là được làm bằng sữa tiệt trùng. Tiêm phòng vắc xin: Một số loại vắc xin ngăn ngừa viêm màng não như vắc-xin Haemophilusenzae loại b (Hib), vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn (PCV13), vắc-xin polysacarit phế cầu khuẩn (PPSV23), vắc-xin màng não kết hợp. Mỗi loại vắc-xin sẽ phù hợp theo mọi lứa tuổi khác nhau, do đó cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Viêm não Nhật Bản và tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản