Tự kỷ là gì Tự kỷ là một tình trạng rối loạn thần kinh phức tạp, tự kỷ thường xuất hiện ở thời thơ ấu. Người mắc chứng tự kỷ sẽ có những khuyết điểm về tương tác xã hội, như ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp với hành vi cứng nhắc hoặc lặp đi lặp lại. Tự kỷ có thể có mức độ nghiêm trọng dần dần, từ bắt đầu bị giới hạn trong cuộc sống sau đó trở nên nghiêm trọng cần được quan tâm và chăm sóc của gia đình và xã hội. Tự kỷ cũng là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm tự kỷ, hội chứng Asperger và rối loạn phát triển lan tỏa. Trẻ bị tự kỷ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong việc cảm nhận những gì mà người khác làm. Khó khăn khi thể hiện cảm xúc của bản thân qua lời nói, cử chỉ, nét mặt, xúc giác và bỏ qua các ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp xã hội. Trẻ mắc chứng tự kỷ rất nhạy cảm, dễ dàng gặp rắc rối, dễ bị tổn thương. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại, dập khuôn như lắc lư, tạo nhịp hoặc vỗ tay. Ở trẻ tự kỷ, thường có phản ứng bất thường với mọi người, gắn bó với đồ vật bất kỳ, khó đổi trong thói quen, có hành vi hung hăng hoặc tự gây thương tích. Một số trẻ tự kỷ cũng có thể bị co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ tự kỷ Bệnh tự kỷ thường xuất hiện trước khi trẻ 3 tuổi. Một số trẻ có triệu chứng tự kỷ từ rất sớm, từ 10 đến 18 tháng. Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ tự kỷ thường bao gồm: - Kỹ năng giao tiếp kém - Khó giao tiếp bằng mắt hoặc ngôn ngữ cơ thể - Các hành vi và hoạt động lặp đi lặp lại như vỗ tay, đập đầu hoặc xoay một vật nhiều lần - Hành vi cứng nhắc và khó khăn với sự thay đổi và di chuyển - Phạm vi hoạt động hạn hẹp - Mất nhiều thời gian hơn để hiểu thông tin Nguyên nhân tự kỷ? Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng, chứng tự kỷ ở trẻ có liên quan đến sự kết hợp của một số gen. Ngoài ra, những yếu tố rủi ro làm tăng cơ hội sinh con mắc chứng tự kỷ như: - Tuổi cha mẹ cao có thể tăng cơ hội sinh con mắc chứng tự kỷ. - Khi một phụ nữ mang thai tiếp xúc với một số loại thuốc hoặc hóa chất. - Sử dụng rượu, sử dụng thuốc chống động kinh trong thai kỳ, các tình trạng chuyển hóa của mẹ như tiểu đường và béo phì và . - Rối loạn PKU, một rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do không có enzyme và bệnh sởi Đức. - Những phát sinh bất thường trong các phần của não liên quan đến cảm giác và ngôn ngữ. Điều trị cho trẻ tự kỷ Không phương pháp điều trị thống nhất cho trẻ tự kỷ, nhưng điều trị bằng cách can thiệt càng sớm càng tốt và dùng các đào tạo kỹ năng, sửa đổi hành vi có thể mang lại kết quả tuyệt vời. Khắc phục các triệu chứng lập đi lập lại ở trẻ bằng các trị niệu giáo dục, cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động. Một số điều trị khác được lựa chọn như: Dùng thuốc men - Các bác sĩ đôi khi kê thuốc theo toa cho trẻ tự kỷ để cố gắng giải quyết các cơn động kinh co giật, trầm cảm, lo lắng hoặc giấc ngủ bị xáo trộn hoặc tăng động. Phương pháp trị liệu thay thế - Tăng cường vitamin - Dùng phương pháp "thải sắt" nhằm loại bỏ kim loại nặng ra khỏi máu. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được khẳng định chắc chắn sẽ mang lại lợi ích, do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Trị liệu hành vi nhận thức và các phương pháp khác - Giúp trẻ thay đổi các hành vi có khả năng tự hủy hoại hoặc không lành mạnh. Chơi với trẻ, quan sát để hiểu hơn những gì trẻ thấy khó chịu không biết cách thể hiện. - Giúp trẻ dùng cách tích cực để đối phó với tình huống. - Có thể dùng phương pháp khen thưởng cho hành vi tích cực và trừng phạt hành vi tiêu cực. - Giúp trẻ điều trị nỗi ám ảnh khi đối mặt với sự sợ hãi như dạy trẻ kỹ thuật hít sâu thở dài. Khi trẻ mắc chứng tự kỷ, điều quan trọng là trẻ phải nhận được hỗ trợ. Việc chăm sóc trẻ tự kỷ hàng ngày có thể rất căng thẳng và mệt mỏi và nhiều thách thức. Do đó, ba mẹ có thể đọc nhiều những bài viết nghiên cứu khác nhau nói về tự kỷ, nhằm học hỏi và áp dụng những kỹ năng nuôi dạy trẻ tự kỷ. Việc quan tâm can thiệt sớm có thể giảm thiểu các triệu chứng và mang lại kết quả tuyệt vời.