Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hướng dẫn cách điều trị loét miệng và tránh bị nhiệt miệng khi mang thai

Thông thường, một số loại thực phẩm cũng có thể gây lở loét miệng như lúa mì sô cô la và trái cây họ cam quýt. Tuy nhiên, trong thai kỳ có một nguyên nhân là ăn kiêng có thể khiến bạn bị thiếu vitamin. Một chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu các vitamin thiết yếu như vitamin B12 và các khoáng chất nh

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu. Việc liên quan đến răng miệng, cũng là vấn đề thường xảy ra ở phụ nữ có thai. Trong đó, nhiệt loét miệng rất phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai.    Vì sao nhiệt loét miệng hay xảy ra trong thai kỳ? Có nhiều vấn đề gây ra nhiệt loét miệng khi mang thai, một số nguyên nhân thường gặp như sau:  Do nội tiết tố thay đổi: Mang thai sẽ tạo ra những thay đổi nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với độc tố, sự gia tăng hormone estrogen và progesterone dẫn đến sự gia tăng lưu lượng máu đến nướu. Điều này khiến phụ nữ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Thiếu vitamin: Thông thường, một số loại thực phẩm cũng có thể gây lở loét miệng như lúa mì, sô cô la và trái cây họ cam quýt. Tuy nhiên, trong thai kỳ có một nguyên nhân là ăn kiêng có thể khiến bạn bị thiếu vitamin. Một chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu các vitamin thiết yếu như vitamin B12 và các khoáng chất như kẽm hoặc sắt cũng có thể gây loét miệng. Do đó, nên cố gắng đảm bảo đủ lượng Vitamin B12, axit folic và kẽm nói riêng. Căng thẳng và thiếu ngủ: Mang thai có thể là một quãng thời gian nhiều căng thẳng và khiến bạn mất ngủ thường xuyên. Thiếu ngủ có thể gây mất cân bằng nội tiết tố hóa học trong cơ thể và gây ra nhiều tác dụng phụ như loét miệng. Miễn dịch không ổn định: Loét miệng khi mang thai có thể không phải là triệu chứng của hệ thống miễn dịch yếu, điều này xảy ra bình thường ở giai đoạn mang thai. Chúng có thể là triệu chứng của nhiễm virus hoặc các nguyên nhân khác gây loét miệng do miễn dịch không ổn định.  Triệu chứng loét miệng khi mang thai Triệu chứng phổ biến nhất của loét miệng là vết thương bên trong miệng, gây đau và nhạy cảm. Loét miệng khi mang thai thường có các triệu chứng như:  Sốt  Ngứa ở chỗ loét  Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi, nứu và hai bên miệng.  Hôi miệng  Cảm giác đau khi ăn uống  Loét miệng trong tháng thứ ba của thai kỳ cũng có thể gây mất năng lượng, mệt mỏi và lờ phờ, một số trường hợp có thể gây chảy máu nướu.   Các loại loét miệng  1. Loét miệng nhỏ Loét miệng nhỏ thường đo khoảng 2-9 mm và thường phổ biến trong thai kỳ. Chúng có thể xảy ra ở hai bên miệng, trên nướu hoặc lưỡi. Đối với phụ nữ mang thai, loét miệng và nướu có thể mất tới 10 ngày để lành, nếu loét lưỡi có thể mất tới 12 ngày và hầu hết những vết loét miệng nhỏ này thường tự khỏi.    2. Loét miệng lớn Chúng có đường kính khoảng 10 mm và cũng rất hay xảy ra ở các mẹ bầu, có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng để chữa lành. Những vết loét này xuất hiện trên bề mặt của lưỡi, nướu, hai bên miệng và thậm chí trong cổ họng. Chúng có thể để lại sẹo và vô cùng đau đớn. Để hạn chế đau và khiến chúng mau khỏi, bạn phải tăng cường lượng nước cung cấp vào cơ thể.   3. Loét Herpetiform Loét Herpetiform là dạng loét miệng do virus, nó có đường kính rất nhỏ khoảng 1 mm. Những đốm loét này thường xuất hiện như những vết chấm đốm trong miệng và phải mất 2 hoặc 3 tuần để chữa lành và có thể để lại sẹo. Điều trị loét miệng trong thai kỳ Việc điều trị loét nhiệt miệng có thể được dùng thuốc. Tuy nhiên, khi uống bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ đều cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Bởi, một số loại thuốc được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.  - Cách an toàn và có thể áp dụng trước tiên là hãy chăm sóc bản thân thật tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng và nghỉ ngơi hợp lý.  - Ăn uống và bổ sung vitamin hợp lý khi được bác sĩ khuyên dùng.  - Bên cạnh đó, uống nhiều nước là điều không thể thiếu giúp cơ thể hạ nhiệt và đào thải các chất độc, tiêu hóa tốt, góp phần vào việc lưu chuyển máu tốt hơn. - Ngoài việc vệ sinh súc miệng bằng nước muối hoặc một số thuốc súc miệng sát trùng cũng được dùng để điều trị loét nhiệt miệng.      Phương pháp giúp giảm thiểu loét miệng cho mẹ bầu  Uống đủ nước không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn khiến cơ thể hạ nhiệt  Tập yoga hoặc thiền sẽ giúp bạn có một tâm trí thư giãn và cũng làm dịu tâm trạng. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh, giúp sự thay đổi của cơ thể dần lấy lại những cân bằng.  Ngủ một giấc ngon vào ban đêm rất rất cần thiết cho người mẹ và em bé. Việc ngủ ngon sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi thức dậy, đồng thời giảm các cảm giác căng thẳng mệt mỏi, hạn chế các thay đổi hóa học trong cơ thể.   Súc miệng bằng nước muối nhạt hai lần một ngày có thể giúp bạn sát trùng răng miệng, giảm hôi miệng.   Có một chế độ ăn uống lành mạnh, cũng là một điều bắt buộc cũng như góp phần làm giảm thiểu các triệu chứng loét miệng. Tránh ăn những đồ cay nóng hoặc ăn quá nhiều đồ chiên rán.