Cận thi là gì? Cận thị là một tật khúc xạ, sự hạn chế tầm nhìn ở khoảng cách xa. Ở một đôi mắt khỏe mạnh, các tia sáng từ xa chiếu vào mắt qua con ngươi và được chuyển hướng để gặp nhau tại cảm biến nằm ở phía sau mắt được gọi là võng mạc, võng mạc tạo ra hình ảnh sắc nét. Mặt khác, cận thị xảy ra là khi nhãn cầu quá dài, liên quan đến khả năng tập trung của giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Điều này khiến các tia sáng tập trung tại một điểm phía trước võng mạc, thay vì trực tiếp trên bề mặt của nó. Yếu tố gây cận thị Cận thị được chia ra bởi 2 yếu tố, yếu tố môi trường và do di truyền. -Với yếu tố di truyền, nguy cơ trẻ bị cận thị khi cha mẹ bị cận thị xấp xỉ 1,5 lần so với trẻ không có cha mẹ bị cận thị. Nguy cơ đó tăng gấp đôi đến ba lần nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị. -Với yếu tố môi trường như trình độ học vấn, làm việc tập chung bằng mắt Yếu tố rủi ro khi trẻ bị cận thị Trẻ nhỏ khi lần đầu bị cận thị, sẽ có nguy cơ bị cận thị nặng khi trưởng thành. Đây là một mối quan tâm nghiêm trọng, vì cận thị năng có liên quan đến các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực, bao gồm bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bong võng mạc. Triệu chứng cận thị hoặc gặp vấn đề thị lực mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Khi trẻ được 4-5 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu tập trung vào khuôn mặt xung quanh hoặc và đồ vật. Khoảng 6-8 tuần, bé sẽ bắt đầu mỉm cười với những khuôn mặt quen thuộc xung quanh. Nếu bạn không thấy những điều này ở bé, có thể bé của bạn có vấn đề với thị lực hoặc sự phát triển theo một cách khác. Ở trẻ sơ sinh, một số dấu liên quan đến cận thị hoặc vấn đề thị lực ở trẻ sơ sinh bao gồm: Mắt trẻ di chuyển nhanh từ bên này sang bên kia, hoặc giật ngẫu nhiên. Đôi mắt không dõi theo khuôn mặt của bạn hay vật thể khác Trẻ không giao tiếp bằng mắt với bạn hoặc người khác Mắt trẻ không phản ứng với ánh sáng Đồng tử xuất hiện màu trắng hoặc màu trắng như mây Mắt nhìn về phía mũi hoặc hướng ra ngoài Khó nhìn thấy các vật ở xa, chẳng hạn như biển báo đường hoặc bảng đen ở trường. Những triệu chứng này có thể trở nên rõ ràng hơn khi trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Ở trẻ nhỏ mới biết đi hoặc trẻ học mẫu giáo, các vấn đề về thị giác có thể bao gồm: Trẻ thường xuyên giữ mọi thứ gần với khuôn mặt Dụi mắt Nhìn rõ hơn khi ban ngày Trẻ nói rằng mắt mệt mỏi hoặc mệt mỏi khi nhìn vào vật thể ở gần Đôi mắt nhìn theo các hướng khác nhau Bị té ngã Ngồi rất gần ti vi Điều trị cận thị cho trẻ như thế nào? Phương phát được áp dụng cho tật cận thị mắt là cho trẻ đeo kính mắt Phương pháp khác được áp dụng đó là phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là biện pháp khi trẻ vẫn còn nhỏ chưa đủ tuổi vị thành niên. Chăm sóc và tạo thói quen tốt cho mắt, 30 cm là khoảng cách khi đọc sách, giữ khoảng cách cho trẻ khi xem ti vi. Không nên cho trẻ thường xuyên hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm hoặc lâu. Đưa trẻ đi khám mắt theo định kỳ Những rủi ro khiến trẻ bị cận thị bẩm sinh Ngoài việc bị cận thị do di truyền từ bố mẹ, thì một số yếu tố khác cũng có thể tác động khiến trẻ có nguy cơ bị cận thị cao, bao gồm những yếu tố dưới đây: Sinh non Ảnh hưởng của nhiễm độc máu khi mang thai Sinh nhiều con (sinh đôi hoặc sinh 3) Ảnh hưởng của liệu pháp oxy Trẻ có cân nặng dưới 1,5kg Con đầu lòng Cận thị có thể được ngăn chặn không? Vì cận thị do di truyền là vấn đề được thừa hưởng, nên hoàn toàn không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, có thể thực hiện những bước để giảm thiểu mức độ cận thị. Nên đưa con đi khám mắt sớm, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị cận thị hoặc các bệnh về mắt khác. Trường hợp nếu thấy trẻ gặp rắc rối về tầm nhìn hoặc thường xuyên ngồi gần ti vi, thì nên đưa trẻ đi khám để xử lý kịp thời.