Lẹo mắt còn được gọi là mọc chắp, là một khối u nhỏ phát triển chậm và nằm trong mí mắt. Sự xuất hiện của lẹo mắt, được cho là khi tuyến meibomian ở rìa của mí mắt bị tắc nghẽn hoặc bị viêm, đây là tuyến sản xuất dầu bôi trơn bề mặt của mắt. Ban đầu, lẹo mắt sẽ xuất hiện vùng màu đỏ trên mí mắt hoặc bị viêm, sau đó nó lớn dần và trải rộng ra trên mí mắt. Nó ít khi gây đau đớn, nhưng gây kích thích khiến chảy nước mắt. Khi lẹo lớn dần, nó có thể chạm vào nhãn cầu và khiến tầm nhìn bị mờ đi. Nó có thể phát triển ở trên hoặc dưới mí mắt, và có thể biến mất mà không cần điều trị. Nguyên nhân và yếu tố rủi ro Những người có tình trạng viêm tiềm ẩn ảnh hưởng đến mắt hoặc da như viêm bờ mi mãn tính, có mụn trứng cá đỏ, có da nhờn thì có nguy cơ lên lẹo mắt cao. Trường hợp hiếm gặp khác, lên lẹo mắt khi bị viêm kết mạc mắt do virus, đây là một loại nhiễm trùng mắt. Lúc này, lẹo mắt có thể trở nên nghiêm trọng và có triệu chứng bất thường khác. Các yếu rủi ro khác của việc lên lẹo mắt bao gồm: Nhiễm virus Người bị bệnh lao Ung thư da Bệnh tiểu đường Viêm bờ mi mãn tính Cách điều trị lẹo mắt Nhiều trường hợp lên lẹo mắt nhưng không cần điều trị, có thể tự hết sau vàu ngày. Tuy nhiên, cần tránh bóp hoặc nặn một cách tùy tiện để tránh nguy cơ làm tăng nhiễm trùng. Với trường hợp lên lẹo mắt nặng hơn, cách điều trị thường được áp dụng như sau: Chườm ấm mi mắt, đây là bước an toàn đẩy nhanh quá trình chữa lẹo mắt. Ngâm một miếng vải sạch hoặc miếng bông mềm sạch vào bát nước ấm, vắt khô nước ở miếng vải, sau đó áp miếng vải ấm đó lên mí mắt khoảng 10~15 phút mỗi lần. Chườm ấm lập lại nhiều lần trong ngày cho đến khi giảm sưng. Cần lưu ý, rửa tay sạch trước khi thực hiện hoặc làm bất kỳ gì chạm tới mắt. Ngoài việc chườm ấm, có thể kết hợp dùng thuốc nhỏ mắt được kê đơn từ bác sĩ. Trường hợp phẫu thuật, chỉ dành cho người bị lên lẹo mắt nặng và kéo dài. Nếu lẹo mắt tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể cần phải sinh thiết khối u để loại bỏ một số mô nhỏ. Đối với một số người, bác sĩ có thể tiêm steroid để giảm sưng. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cho uống kháng sinh. Với trẻ em bị lên lẹo mắt, ngăn trẻ hoặc dặn trẻ không lấy tay dụi mắt. Cho trẻ rửa tay sạch thường xuyên. Cách phòng ngừa lên lẹo mắt. Vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày giúp ngăn ngừa lên lẹo mắt hoặc tái phát. Trong đó, việc dùng khăn ướt sạch lau mắt sẽ giúp tẩy tế bào chết ở gần mí mắt, giữ cho tuyến dầu không bị tắc nghẽn. Thực hiện những bước sau có thể hạn chế lên lẹo mắt: Không dụi mắt Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và ô nhiễm không khí, đeo kính râm khi ở ngoài trời, đeo kính bảo hộ khi sử dụng máy móc. Thay đồ trang điểm mắt mới 6 tháng một lần, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.