Khi tóc trở nên mọc dày và đen hơn, đây là triệu chứng mang thai khiến nhiều chị em trở nên thích thú. Bởi vì trong thai kỳ, lượng estrogen và progesterone tăng vọt do hormone thay đổi, khiến nhiều phụ nữ có một mái tóc dày và bóng hơn. Tuy nhiên, rụng tóc sau sinh lại là nỗi lo thường gặp của nhiều chị em. Khi chưa sinh con, bạn có thể rụng khoảng 50~80 sợi tóc mỗi ngày. Nhưng sau sinh, bạn có thể bị rụng khoảng 400 sợi mỗi ngày và sau 6 tháng sẽ ít rụng dần giống như thời kỳ đầu của thai kỳ. Nếu bạn thấy việc rụng nhiều này không dừng lại, rất có thể bạn có một số vấn đề về sức khỏe. Việc rụng tóc sau sinh còn được gọi là tình trạng "telogen effluvium", đây là tình trạng từ tăng trưởng chuyển thành rụng. Lý do chính khiến bạn rụng tóc sau sinh Lượng estrogen giảm: Sau khi sinh, hormone thay đổi khiến cho lượng estrogen giảm, do đó tóc ngừng tăng trưởng. Thiếu ferritin: Mặt khác liên quan đến việc rụng tóc do thiếu hụt lượng ferritin, ferritin là 1 loại protein trong máu, khi nó giảm có nghĩa là bạn đang bị thiếu sắt. Bởi vì ferritin còn được lưu trữ trong nang lông, khi thiếu sắt cơ thể có thể "vay mượn" lượng ferritin từ nang lông, việc mất ferritin xảy ra sẽ khiến bạn bị rụng tóc. Suy tuyến giáp: Rụng tóc thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh suy giáp, đây là tình trạng khiến cơ thể sản xuất một lượng hormone tuyến giáp thấp hơn bình thường. Ngoài ra, việc thiếu hormone tuyến giáp có thể gây ra tình trạng chậm chạp, khô da và tăng cân. Sự liên quan của tuyến giáp với ferritin là khi mà ferritin thấp, cơ thể không thể tạo ra đủ hormone tuyến giáp. Thiếu một số vitamin khác và thiếu kẽm, ngoài ra bị căng thẳng hoặc trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến bạn rụng tóc. Điều trị rụng tóc sau sinh Sau khi sinh xong, tóc bạn có thể sẽ trở nên ít rụng hơn như trạng thái trước đó. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi để cơ thể quay trở lại bình thường. Trong trường hợp rụng tóc xảy ra bởi các yếu tố thiếu ferritin, hormone hoặc vitamin thì có thể khắc phục bằng cách phương pháp sau đây: Việc đầu tiên khắc phục rụng tóc, đó là bổ sung ferritin để tăng chất sắt trong cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất sắt như gan, và thịt bò. Việc bổ sung sắt qua các thực phẩm thường an toàn và không gây ra vấn đề quá liều chất sắt. Nhưng trong trường hợp khác, nếu bạn bổ sung chất sắt trực tiếp được cung cấp bởi 1 số nhà thuốc, bạn cần lưu ý liều lượng khuyến cáo nếu không sẽ gây ra độc tố vì quá liều. Tuy không giàu chất sắt bằng việc ăn thịt, nhưng các thực phẩm từ thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, vẫn có thể đem đến một số chất sắt cho bạn. Hơn nữa, nếu ăn vitamin C giàu và các loại thực phẩm giàu chất sắt cùng 1 lúc, có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Dung nạp gluten để giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn, bởi khi cơ thể hấp thụ sắt kém sẽ khiến lượng ferritin giảm và gây rụng tóc. Bạn có thể tìm thấy gluten có trong bánh, mì bột mì hoặc lúa mạch. Thiếu vitamin D là một nguyên nhân khác khiến rụng tóc, vì vậy nên nạp thêm lượng vitamin D bằng cách tiếp cận ánh sáng, kết hợp ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như trứng, phô mai và các loại cá béo. Thiếu kẽm cũng được xác nhận ở những người bị rụng tóc, bạn có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn thịt, các loại ngũ cốc nguyên hạt và sữa. Giảm căng thẳng, đây là phương pháp giúp bạn điều chỉnh sự mất cân bằng hormone. Để giảm căng thẳng, bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, các động tác hít thở. Sử dụng một số biện pháp khác giúp tóc tăng trưởng tốt Bên cạnh hạn chế rụng tóc, có thể giúp cho tóc tăng trưởng nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình khôi phục mọc tóc trở lại bằng cách sử dụng những phương pháp sau: Dùng một số loại dầu dưỡng ẩm khi gội đầu, sẽ giúp giữ ẩm cho tóc và cải thiện độ bóng mượt. Khôi phục mức tối ưu của các axit béo thiết yếu như omega-3, omega-6 và omega-9, giúp thúc đẩy mái tóc khỏe mạnh bằng cách tiêu thụ thụ cá hồi hoặc dầu hạt lanh. Kích thích mọc tóc bằng cách xoa dầu hạnh nhân hoặc dầu thầu dầu nhẹ nhàng vào da đầu.