Trong lúc nóng giận vì trẻ làm sai, bạn yêu cầu trẻ phải nói lời "Xin lỗi". Sau cùng có thể trẻ vừa khóc vừa nói "Xin lỗi con sai rồi". Tuy nhiên, trẻ có học được gì không khi bị thúc giục nói "Tôi xin lỗi" ??? Các chuyên gia đã giải thích, điều quan trọng không chỉ đơn giản là nói những lời đó, mà giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm cho một sai lầm. Ở trẻ em tuổi này, chúng có thể chống lại việc xin lỗi, vì cho rằng đó không phải là lỗi của chúng. Trước tiên, bố mẹ nên trấn an trẻ rằng mặc dù trẻ cư xử không đúng mực, trẻ "không" xấu "và vẫn được yêu thương". Bằng cách chia quá trình xin lỗi thành một vài bước, bạn có thể giúp con bạn hiểu hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào và khi nào nên sửa đổi. Lùi lại một bước Chẳng hạn, khi con bạn đang bất đồng với một người bạn và đẩy nó trong thời điểm nóng. Thay vì lao vào và yêu cầu một lời xin lỗi, hãy giúp con bạn bình tĩnh trước. Nếu bạn khăng khăng rằng: "Con cần xin lỗi" khi trẻ vẫn còn buồn hoặc tức giận, trẻ sẽ không hiểu hành vi của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Khi trẻ học cách có sự đồng cảm, trẻ sẽ bắt đầu cảm nhận và đánh giá cao nỗi đau mà hành động của trẻ có thể gây ra cho người khác. Điều này có thể kích hoạt sự hối hận, điều này sẽ giúp trẻ xử lý tốt hơn các xung đột trong tương lai. Nếu cơn giận của trẻ nhắm vào bạn, trẻ sẽ hét lên khi bạn yêu cầu trẻ làm bằng những câu như: "Không được làm như vậy; Xin lỗi ngay bây giờ...", sẽ chỉ leo thang tình hình và khiến trẻ cảm thấy tồi tệ vì bị mắng hơn là đã thô lỗ với bạn. Bạn có thể chuyển giọng và nói điều gì đó như: "Điều đó làm tổn thương cảm xúc của mẹ. Mẹ yêu con, nhưng chúng ta hãy cách nhau vài phút và quay lại sau?". Xem lại những gì đã làm Khi trẻ bình tĩnh lại, lúc này là lúc phù hợp để bạn nói về hành vi của trẻ ảnh hưởng đến người khác. Đặt câu hỏi giúp trẻ hình dung khi được đặt bản thân vào vị trí người khác như: "Con sẽ cảm thấy thế nào nếu điều đó xảy ra với con?". Giúp trẻ nhớ ra những tình huống tương tự: "Trước đây bạn A. đã cư xử và mắng con, lúc đó con đã buồn như thế nào? Thì bây giờ con làm với bạn B. thế này, lúc này bạn ấy cũng có cảm giác buồn như vậy". Tiếp đó, bạn có thể giúp trẻ giải quyết xung đột, bạn có thể hỏi trẻ: "Con có thể làm thế nào khác?" và "Lần sau nên làm gì để tốt hơn?". "Monkey see, monkey do: Khỉ thấy sao sẽ làm y như vậy" Đây là thành ngữ nổi tiếng chỉ những hành động bắt chước, đặc biệt là trẻ em sẽ bắt chước khi nhìn từ người khác làm. Trong giáo dục gia đình, cha mẹ là những người tác động lớn đến trẻ, trẻ đang xem những gì cha mẹ làm và sẽ học những hành vi từ cha mẹ dành cho người khác. Do đó, nên cho trẻ thấy những hình vi chịu trách nhiệm của chính bạn, để dạy trẻ chịu trách nhiệm và định hình xử lý cho những tình huống tiếp theo. Khi trẻ thấy hành vi này hoạt động hết lần này đến lần khác, trẻ sẽ nội tâm hóa và hiểu được ý nghĩa đằng sau chúng. Đền bù hoặc sửa sai lỗi lầm Hành động cụ thể đưa ra lời xin lỗi có ý nghĩa hơn đối với trẻ em ở độ tuổi này. Nếu trong trường hợp con bạn bất đồng với 1 người bạn, sau đó bạn có thể hỏi trẻ: "Con có thể làm gì để bạn ấy cảm thấy tốt hơn? Bạn ấy có thể đề nghị con vẽ một bức tranh, ôm, hoặc đề nghị chia sẻ một món đồ chơi đặc biệt. Giống như nói lời "Tôi xin lỗi" không?". Những cử chỉ này giúp một đứa trẻ học cách chịu trách nhiệm sửa chữa sai lầm của chính mình. Tất nhiên, lúc này trẻ vẫn có thể từ chối xin lỗi ngay cả khi bạn đã hướng dẫn trẻ một câu trả lời thích hợp. Tại thời điểm này, bạn có thể không cần phải yêu cầu trẻ hoàn thành, bạn biết rằng một cơ hội khác để xin lỗi sẽ được thực hiện. Nhưng nếu bạn yêu cầu trẻ nói xin lỗi và trẻ đã thực hiện, hãy khen trẻ bằng cách nói rằng: "Con nên cảm thấy tự hào vì đã làm cho bạn của con cảm thấy tốt hơn!"