Dị ứng thực phẩm là một phản ứng miễn dịch, nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch (một chất gây dị ứng) nhầm một loại protein cụ thể trong thực phẩm là có hại và phản ứng với nó. Khi một người bị dị ứng thực phẩm, tức một phản ứng dị ứng xảy ra mỗi khi họ ăn thực phẩm đó. Ở trẻ em, dị ứng thực phẩm xảy ra với trẻ đang bú mẹ và trẻ đã biết ăn đồ rắn. Có thể bạn chưa biết, khi không bú sữa mẹ trẻ em cũng có thể bị dị ứng với sữa công thức. Ngoài sữa công thức ra, trẻ cũng có thể dị ứng với thực phẩm mà người mẹ ăn vào và cho con bú. Sau khi ăn sau 3-6 giờ, protein từ các loại thực phẩm mà bạn đã ăn có thể xuất hiện trong sữa. Nếu khi trẻ bị dị ứng, bạn có thể loại bỏ các thực phẩm đó, các protein này có thể biến mất khỏi sữa mẹ sau 1-2 tuần và các triệu chứng của bé sẽ dừng lại. Không khuyến nghị bạn tránh ăn để ngăn ngừa dị ứng, mà chỉ khuyến nghị bạn điều chỉnh dùng khi trẻ đã xuất hiện các triệu chứng. Vì trên thực tế, việc hạn chế chế độ ăn uống khi mang thai sẽ khiến bạn khó lấy được lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết, để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Đừng thử nghiệm bằng việc cắt đi một loại thực phẩm chính, ví dụ như sữa. Nếu không dùng sữa, sẽ dẫn đến trẻ không thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ về loại thực phẩm cụ thể gây dị ứng cho trẻ, bạn cũng có thể thay dùng bằng một nhãn hiệu sữa khác. Triệu chứng khi trẻ bị dị ứng thực phẩm Một phản ứng dị ứng có thể bao gồm 1 hoặc nhiều hơn những điều sau đây: • Tiêu chảy hoặc nôn • Ho • Khó nuốt hoặc khàn giọng hoặc khóc • Khò khè và khó thở • Ngứa họng và lưỡi • Ngứa da hoặc phát ban • Môi và cổ họng sưng • Chảy nước mũi hoặc tắc mũi • Đau, đỏ và ngứa mắt • Khuôn mặt hoặc môi tái xanh • Ngất, yếu hoặc bất tỉnh Trong một vài trường hợp, dị ứng thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ), có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu em bé của bạn khó thở, thở khò khè, sưng mặt, môi, nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng sau khi ăn, hãy cho trẻ đi cấp cứu ngay. Những loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu cho trẻ em Theo đánh giá, thì có khoảng 90% gây phản ứng bởi những thực phẩm sau đây: • Sữa bò • Trứng • Đậu phộng • Các loại hạt cây (như quả óc chó hoặc hạnh nhân) • Cá • Động vật có vỏ • Đậu nành • Lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen Thực phẩm nhiều phụ gia bảo quản, có nhiều màu sắc cũng thường gây dị ứng cho trẻ em. Những trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao Bé bị bệnh chàm nặng Những bé có cha mẹ, anh chị được chẩn đoán là mắc bệnh dị ứng thực phẩm, bệnh chàm, hen suyễn hoặc sốt. Điều trị dị ứng thực phẩm cho trẻ Khi con bạn bị di ứng thực phẩm, bác sĩ có thể giúp trẻ điều trị bằng cách lập ra kế hoặch tránh xa các chất hoặc thực phẩm gây dị ứng. Khi sử dụng thực phẩm, việc quan trọng trước tiên nên làm là hãy đọc kỹ thành phần có chứa trong thực phẩm đó, tránh dùng các thành phần gây dị ứng đã biết. Không có cách chữa dị ứng thực phẩm, nhưng thuốc có thể làm giảm triệu chứng. Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng như nổi mề đay, sổ mũi hoặc đau bụng do phản ứng dị ứng. Một loại thuốc tiêm epinephrine cũng được dùng để tiêm cho trường hợp dị ứng sốc phản vệ nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần phải biết được vị trí tiêm khi tiêm epinephrine. Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng nhẹ cho trẻ, nhưng chúng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn nữa khi tiếp xúc. Do vậy, việc quan trọng cần làm là cho trẻ gặp bác sĩ khoa nhi và nói rõ tất cả các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Một số dị ứng sẽ biến mất theo thời gian, dị ứng với trứng và sữa sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn, nhưng một số dị ứng với đậu phộng và các động vật có vẻ có xu hướng kéo dài. Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp con có chỉ số IQ cao hơn, và giảm các bệnh mãn tính như tiểu đường và béo phì, ngăn ngừa sự phát triển của dị ứng thực phẩm tốt hơn.