Nếu mẹ nghĩ vùng kín của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bước vào tuổi dậy thì chưa có những thay đổi về hóc môn sẽ không đáng lo ngại thì đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm. Trẻ nhỏ chưa có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ vùng kín lại thường chơi ở những môi trường nhiều mầm bệnh, bụi bẩn như trên sàn, hố cát công viên,… với trẻ nhũ nhi thì phải thường xuyên mặc tã sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe vùng kín. Hăm tã Hăm tã là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi mặc tã,.Bé bị ít nhất 1 lần trong chu kỳ 2 tháng. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi làn da mỏng manh và nhạy cảm, việc mặc tã nhiều, bé bị tiêu chảy kéo dài vùng da thường xuyên tiếp xúc với bề mặt tã dơ nhiều vi khuẩn.khi bé đi tiểu tiện hay đại tiện. Nước tiểu của trẻ vô trùng nhưng khi được thải ra môi trường tã sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành amoniac gây mẩn ngứa trên da. Mụn rộp bộ phận sinh dục (Herpes) Bệnh herpes ở trẻ nhỏ do vi rút HSV1 và HSV2 gây ra, lây truyền phổ biến nhất là truyền qua các vết xước nhỏ trên da, sau khi xâm nhập vào cơ thể 2-9 ngày sẽ có biểu hiện ra bên ngoài. Các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của bé có thể để lại những vết xước vô hại ở vùng mông, ngoài da vùng kín,… dễ dàng nhiễm mầm bệnh, lại không được vệ sinh kỹ và đúng cách. Vi rút phát triển trên vết xước khiến vết thương lan rộng. Ngoài ra nếu mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục thời kì mang thai thì khi sinh con ra, bé cũng rất dễ mắc bệnh Herpes Ban đầu, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, sau đó sẽ hình thành từng cụm, phồng rộp to, vỡ ra gây vết thương hở dễ dẫn đến những biến chứng như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… gây vô sinh nếu không điều trị kịp thời. Mẩn đỏ xung quanh vùng kín Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ xung quanh vùng kín. Đa phần là do mẹ mặc quần áo quá chật và bí bít cho bé, tã không khô thoáng, hoặc mẹ đổi loại tã mới không phù hợp với làn da của bé bên cạnh đó 1 số mẹ sử dụng xà phòng tắm rửa có tính sát khuẩn mạnh khiến vùng da nhạy cảm của bé bị dị ứng, mẩn đỏ. Đặc biệt tình trạng mẩn đỏ và ngứa xung quanh vùng kín rất hay gặp ở các bé gái trước độ tuổi đi học vì lượng estrogen thấp, cấu tạo bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, thiếu các rào chắn sinh lý để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, pH trung tính và thiếu kháng thể bảo vệ là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển. Việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín bé gái đòi hỏi tính đúng đắn, cẩn thận và tỉ mỉ hơn các bé trai nên các mẹ cần thận trong lưu tâm. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở trẻ do vi khuẩn E.Coli ở đường ruột thâm nhập vào đường tiểu từ hậu môn. Những triệu chứng thường gặp là trẻ buồn tiểu liên tục kèm theo buốt, rát, nếu nặng có thể kèm theo máu và mủ, sưng niệm đạo và lỗ tiểu, sốt nhẹ. Đối với bé gái, do niệu đạo ngắn, nằm gần với hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn hơn bé trai. Đối với bé trai, bao quy đầu hẹp có thể khiến nước tiểu đọng lại tạo điều kiện cho khuẩn phát triển. Hơn nữa, trẻ tiếp xúc với đất bẩn, đóng bỉm thường xuyên, khi mẹ vệ sinh không đúng cách, lau rửa từ hậu môn sang bộ phân sinh dục sẽ khiến trẻ dễ mắc khuẩn E.Coli. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của bé hiện tại mà còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín khi đến tuổi trưởng thành. Ngứa vùng kín do nhiễm giun kim Ngứa vùng kín do giun kim rất thường gặp ở bé gái.Giun kim ký sinh và hoạt động trong cơ thể người khá đặc biệt. Loại giun này thường hay đẻ trứng vào cuối giờ chiều (18-19h), nên nhiều trẻ nhỏ thường hay kêu bị ngứa phần phụ vào thời điểm đó. Đặc biệt, ở các bé gái, giun kim thường bò ra âm đạo đẻ trứng gây khó chịu. Tuy nhiên, vì quá lo lắng, nhiều gia đình khi thấy trẻ kêu ngứa ngáy, khó chịu lại nghĩ đến viêm nhiễm phụ khoa mà bỏ qua bệnh về ký sinh trùng. Từ 1 tuổi trở lên, trẻ thường xuyên vui chơi và tiếp xúc với môi trường có trứng giun lại thêm ít vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách tạo môi trường cho giun kim phát triển. Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy trẻ đặc biệt là trẻ đang độ tuổi đến trường kêu ngứa phần phụ vào buổi tối, cha mẹ có thể dùng đèn soi (khoảng 19h) xem có giun kim bò ra đẻ trứng hay không. Với trẻ dưới 2 tuổi khi phát hiện có giun kim mẹ nên cho bé sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trẻ từ trên 2 tuổi, mẹ tẩy giun định kì cho bé 6 tháng 1 lần. Thêm vào đó, cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé ngay từ nhỏ. Viêm âm đạo Viêm âm đạo là tình trạng hay gặp ở các bé gái trước tuổi dậy thì. Do lúc này các bộ phận trong cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là trẻ chưa có lông mu, hai môi nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, trực tràng lại nằm quá gần âm đạo,… nên thiếu các “ lá chắn” bảo vệ như người lớn. Hơn nữa, một số mẹ chủ quan trong việc chăm sóc vùng kín sẽ tạo điều kiện các vi khuẩn, nấm, vi rút và cả các kí sinh trùng có điều kiện để xâm nhập và gây ra bệnh cho trẻ. Triệu chứng điển hình của viêm âm đạo chính là: Âm hộ sưng đỏ, đáy quần chip xuất hiện màu vàng, xanh, nặng hơn trẻ sẽ kêu đau vùng kín, tiểu rát, tiểu buốt, đái dầm ở trẻ lớn. Viêm âm đạo nếu không được phát hiên và có biện pháp khắc phục sớm, bệnh rất dễ nhiễm khuẩn nặng gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của bé sau này. Vệ sinh vùng kín đúng cách – lá chắn an toàn cho trẻ Nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ sẽ được hạn chế bằng việc vệ sinh đúng cách. Khi lau rửa vùng kín của trẻ không nên lau từ hậu môn sang vùng kín vì khuẩn đường ruột, trứng giun có thể được truyền sang. Với các bé phải thường xuyên đóng bỉm, tã mẹ nên chọn cho bé loại chất liệu mềm,thoáng thấm hút mồ hôi tốt.Không sử dụng khăn ướt hay giấy thơm có mùi để lau vùng kín cho con sau mỗi lần tiểu, tiện. Tuyệt đối không sử dụng xà phòng thơm hay sữa tắm có mùi để vệ sinh cơ thể cho bé. Các chuyên gia khuyến cáo, việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín của các bé nên theo từng độ tuổi, theo cách chuyên biệt riêng và đạt đủ 3 tiêu chuẩn cần và có như: Là sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho bé, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không mùi, không màu, không paraben, thành phần từ thiên nhiên, nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ.