Chị Nguyễn Thắm hiện tại đang là một Chuyên Gia chăm sóc - tư vấn sức khỏe Mẹ & Bé tại Hà Nội, đồng thời chị cũng đang là mẹ của Tôm - một cậu con trai kháu khỉnh chưa tròn 2 tuổi, chính vì thế, những chia sẻ của chị dưới đây sẽ là những kinh nghiệm chân thật kết hợp với các nguyên tắc khoa học hữu hiệu để có câu trả lời rõ ràng nhất về sữa mẹ cho chúng ta. Ai cũng bảo sữa mẹ tốt, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Tại sao, có gì ở sữa mẹ mà sữa bột không bắt chước được? Bởi vì sữa mẹ có kháng thể, sữa mẹ luôn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn dù mẹ bệnh hay ăn uống không đầy đủ và sữa mẹ còn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của trẻ ở những thời điểm khác nhau, thời tiết khác nhau nữa. Sữa mẹ dù 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng hay 24 tháng vẫn CHẤT lắm, các mẹ cứ cho con bú nha. 7 lợi ích của sữa mẹ ✅1. Lợi ích của sữa mẹ đối với bé - Chứa kháng thể bảo vệ trẻ khỏi những bệnh thường gặp như tiêu chảy, viêm phổi – 2 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. - Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. - Sữa mẹ luôn sẵn sàng và biến đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. ✅2.Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo - Nên cho bé bú mẹ lần đầu trong vòng 1 giờ sau sinh. Nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu, lúc bé muốn dù là ngày hay đêm. - Tránh sử dụng bình sữa và ti giả đến khi bé bú mẹ thành thạo. - Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Từ 6 tháng, tiếp tục cho bé bú mẹ kết hợp với ăn dặm cho đến ít nhất 2 tuổi. ✅3. Sữa công thức thì sao? - Sữa công thức không có kháng thể bảo vệ trẻ như sữa mẹ. - Nguy cơ mắc các loại bệnh tật cao hơn trẻ bú sữa mẹ. - Nguy cơ nhiễm khuẩn do quá trình pha và bảo quản sữa. - Nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc rối loạn tiêu hóa do pha không đúng liều lượng. ✅4. Lợi ích của việc cho bú bằng sữa mẹ đối với chính mẹ - Đây là phương pháp tránh thai tự nhiên hiệu quả đến 98% trong vòng 6 tháng đầu đời. - Tiết kiêm chi phí mua sữa khoảng 2 triệu đồng/tháng, 50 triệu đồng/2 năm đầu đời. - Giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung, tiểu đường típ II. ✅5. Quy định đối với những sản phẩm thay thế sữa mẹ - Trên nhãn phải có thông tin về lợi ích của sữa mẹ và nguy cơ sức khỏe có thể gặp phải khi dùng sản phẩm thay thế sữa mẹ. - Không quảng cáo những sản phẩm thay thế sữa mẹ. - Không đưa mẫu sản phẩm dùng thử cho phụ nữ mang bầu và các bà mẹ và người nhà. - Không phát miễn phí hay trợ cấp cho nhân viên y tế và các cơ sở. ✅6. Khi cho bé ăn dặm cần lưu ý những điểm sau - Không nên giảm lượng sữa mẹ khi mới bắt đầu cho con ăn dặm. - Nên cho bé ăn sữa trước sau rồi mới cho bé ăn dặm. Bởi vì trẻ dưới 1 tuổi nguồn dinh dưỡng chính chiếm đến 70% của bé là SỮA. 30% còn lại là thực phẩm. - Cần cho bé thời gian làm quen với việc ăn dặm từ từ. ✅7. Tại sao cần hỗ trợ các mẹ bỉm sữa? - Những thực hành y khoa cũ như chia tách bé và me, sử dụng bình sữa cho trẻ từ sơ sinh… khiến bé khó bú mẹ hơn, bé bị lười sử dụng cơ hàm của mình để hoạt động, vì bú bình sữa tự động chảy ra, còn bú mẹ bé phải massage, cơ hàm phải hoạt động nhiều hơn, điều này rất tốt cho việc bé ăn dặm sau này. - Quan điểm sai lầm về sữa công thức tốt hơn sữa mẹ, giúp trẻ thông minh hơn sữa mẹ phổ biến trong xã hội hiện nay. - Những hiểu lầm về khả năng tạo sữa của mẹ, chất lượng sữa mẹ cho rằng mẹ thiếu sữa, sữa mẹ loãng, mất chất, sữa mẹ nóng, phải cho con ăn sữa ngoài. Trên đây là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc sữa mẹ có gì mà sữa bột không bắt chước được, bên cạnh đó kèm theo những chia sẻ khoa học về việc cho con bú, cho con ăn dặm của Chuyên gia Nguyễn Thắm, để các mẹ hiểu hơn về quá trình 2 năm đầu đời chăm sóc con. Mong rằng chia sẻ này hữu ích cho các mẹ! 💚Hãy share nếu bạn cảm thấy có ý nghĩa và đừng quên follow facebook Chuyên gia Nguyễn Thắm (mẹ Tôm) nha Đọc thêm: Mẹ bị tiêu chảy khi cho con bú phải chú ý điều gì? Trong trường hợp nào phải dừng cho con bú ngay lập tức?