Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sự phát triển của bé sơ sinh 1 tuần tuổi

Xin chúc mừng! Vậy là sau nhiều ngày chờ đợi, lúc này bé của bạn đã chào đời. Đây là tuần đầu tiên trong cuộc đời của bé, mặc dù em bé của bạn chỉ mới một tuần tuổi, nhưng có rất nhiều điều có thể xảy ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bé trong thời gian này.

Xin chúc mừng! Vậy là sau nhiều ngày chờ đợi, lúc này bé của bạn đã chào đời. Đây là tuần đầu tiên trong cuộc đời của bé, mặc dù em bé của bạn chỉ mới một tuần tuổi, nhưng có rất nhiều điều có thể xảy ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bé trong thời gian này. Những điều bạn cần biết trong thời gian này là: • Thực hiện từng bước một • Tập chung vào những gì quan trọng nhất  • Nuôi dưỡng cơ thể bạn • Tận hưởng thời gian với em bé của bạn   Lúc này, trong tuần đầu tiên là sự thay đổi lớn cho những cha mẹ mới, do vậy hãy nhớ chăm sóc cơ thể bạn thật tốt, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Ngoài nghỉ ngơi, bạn nên uống nhiều nước, tập chung vào nhiều chất béo, carbohydrate và protein lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục sau khi sinh. Đây là cách để bạn giữ cho cơ thể hồi phục tốt, để bắt đầu cho quá trình nuôi dưỡng con và cả những khi phải thức đêm.   Ngủ Khi mới sinh ra, những đứa trẻ sơ sinh được ví như những sinh vật khá đơn giản, với những thói quen hàng ngày xoay quanh việc ngủ, ăn, khóc và ị. Hiện tại, ngủ là ưu tiên hàng đầu của trẻ sơ sinh, trung bình bé ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ rất nhiều, nhưng nếu chúng không thức dậy để bú hoặc đột nhiên có vẻ lờ đờ hơn bình thường, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn.  Cho bú Xen kẽ những lần ngủ của bé là những lần bú sữa, một đứa trẻ sơ sinh cần ăn tám đến 12 lần một ngày hoặc cứ hai đến ba giờ một lần. Nhưng vì một đứa bé luôn buồn ngủ có thể không hứng thú với bú sữa, bạn có thể phải thử một vài thủ thuật để thuyết phục bé ngậm. Dùng không khí mát mẻ đánh thức bé, dùng ngón tay vuốt ve miệng để kích hoạt phản xạ mút của bé hoặc thổi nhẹ vào mặt để đánh thức bé.  Các mẹ nên nhớ rằng, cung = cầu. Khi bé bú càng thường xuyên, vú của bạn sẽ càng tiết ra nhiều sữa. Thị lưc Thị lực của bé vẫn đang phát triển và bé bị cận thị, bé nhìn khá mờ và chỉ nhìn thấy trong khoảng cách 10 inch, tức là bé chỉ có thể nhìn thấy khuôn mặt mẹ khi bạn bế bé lên. Xem nếu đôi mắt của bé dõi theo bạn, bạn có thể giúp thị lực của bé tăng cường bằng cách từ từ di chuyển từ bên này sang bên kia. Bằng cách này, bạn sẽ giúp tăng cường cơ mắt của bé. Chăm sóc dây rốn Ban đầu dây rốn của bé sẽ có màu sáng, việc của bạn là giữ cẩn thận để cuống rốn khô, dây rốn của bé sẽ tự khô dần và chuyển sang màu đen và rụng sau vài tuần.  Khi nào cần cho bé gặp bác sĩ nhi? Cho bé gặp bác sĩ khoa nhỉ để kiểm tra sức khỏe nếu bé có các dấu hiệu sau đây: • Nếu màu da hoặc mắt của bé ngày càng vàng hơn  • Nếu em bé của bạn không bú mẹ hoặc bú bình tốt • Nếu tã của em bé ướt quá ít • Nếu em bé khó thức dậy hoặc không ngủ chút nào • Nếu bé hay quấy khóc • Khi chân tay bé không cử động mấy • Khi rốn bé có biểu hiện nhiễm trùng