Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chú ý: Đừng bỏ qua thông tin về vi-rút Zika trước khi bạn muốn có thai !!!

Nếu bạn đang mang thai hoặc quan tâm đến việc thụ thai, vi-rút Zika là sẽ là mối lo cần quan tâm hàng đầu với bạn, bởi vi-rút Zika sẽ gây sảy thai, để lại dị tật hoặc hậu quả nghiêm trọng cho em bé trong bụng của bạn. Nhiễm Zika khi mang thai gây ra dị tật bẩm sinh, sảy thai, gây ra các vấn đề về nã

Nếu bạn đang mang thai hoặc quan tâm đến việc thụ thai, vi-rút Zika là sẽ là mối lo cần quan tâm hàng đầu với bạn, bởi vi-rút Zika sẽ để lại dị tật hoặc hậu quả nghiêm trọng cho em bé trong bụng của bạn.   Zika là một loại vi-rút lây sang người chủ yếu qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh. Nếu người mẹ mang thai mà bị nhiễm vi rút Zika, thì có thể truyền nhiễm virus này cho em bé trong bụng. Nhiễm Zika khi mang thai gây ra dị tật bẩm sinh, sảy thai, gây ra các vấn đề về não và vấn đề nghiêm trọng khác cho em bé.  Virus Zika lây lan như thế nào? Lây lan qua vết muỗi đốt: Khi ai đó bị muỗi đốt và con muỗi đó mang vi-rút Zika thì người đó sẽ bị lây nhiễm Zika. Con muỗi này có thể có mầm mống vi-rút Zika khi nó cắn 1 người bị nhiễm Zika, và nó có thể tiếp tục truyền bệnh bằng cách cắn những người khác.  Truyền từ mẹ sang con khi mang thai: Thai nhi trong bụng được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai. Khi người mẹ bị nhiễm vi-rút Zika, nó sẽ truyền cho đứa con trong bụng của người mẹ qua nhau thai.  Quan hệ tình dục với người bị nhiễm vi-rút Zika: Quan hệ tình dục bao gồm bằng đường miệng, âm đạo và hậu môn. Trong quan hệ tình dục, một người đàn ông bị nhiễm bệnh có thể truyền Zika qua tinh dịch. Một phụ nữ bị nhiễm bệnh có thể truyền Zika cho bạn tình khi quan hệ tình dục qua dịch âm đạo hoặc máu từ kỳ kinh nguyệt. Truyền máu, tiếp xúc với tinh dịch, mô cơ thể người bị nhiễm Zika: Có thể lây lan khi bạn được truyền máu, tiếp xúc với tinh dịch, máu hoặc mô cơ thể bị nhiễm bệnh trong môi trường chăm sóc sức khỏe người bệnh.    Vi-rút Zika lây từ mẹ sang con khi mang thai và để lại di tật đầu bẹt bất thường Các triệu chứng khi nhiễm Zika Các triệu chứng thường được báo cáo khi nhiễm vi-rút Zika bao gồm: • Phát ban, ngứa khắp người.  • Sốt hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao, có nhiều người không có biểu hiện sốt mặc dù bị nhiễm Zika.  • Đau đầu • Đau khớp, có thể sưng chủ yếu ở các khớp tay và chân nhỏ hơn.  • Đau cơ • Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) • Đau lưng dưới • Một số người bị nhiễm Zika nhưng có thể không có dấu hiệu và triệu chứng. Điều trị Zika Không có thuốc để điều trị Zika. Do đó, nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng, bạn có thể thực hiện bằng cách sau: • Nghỉ ngơi nhiều. • Uống nhiều nước. • Uống acetaminophen cũng được dùng để giảm sốt và giảm đau. Trong trường hợp, nếu bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình bạn có hoặc có thể mắc Zika, hãy bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt. Điều này có thể giúp ngăn chặn virus Zika lây lan từ người bị nhiễm sang người không bị nhiễm. Khi mang thai, nhiễm vi-rút Zika sẽ ảnh hưởng đến em bé ra sao? Nhiễm vi-rút Zika khi mang thai sẽ khiến em bé của bạn bị dị tật với cái đầu nhỏ (bẹt) bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Mặt khác, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé, gây sảy thai hoặc thai chết lưu cũng có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.  Phụ nữ mang thai bị nhiễm Zika trong ba tháng đầu tiên có thể có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những phụ nữ bị nhiễm sau này trong thai kỳ.  Em bé bị dị tật bẹt đầu sau khi nhiễm vi-rút Zika Muốn mang thai thì cần cân nhắc những vấn đề liên quan tới Zika ra sao? Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của Zika, hãy đợi it nhất 8 tuần kể từ khi dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên xuất hiện, rồi sau đó mới cân nhắc thụ thai. Trường hợp bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với Zika nhưng không có triệu chứng hoặc dấu hiệu, hãy đợi ít nhất sau 8 tuần sau đó rồi mới cân nhắc thụ thai. Nếu đối tác của bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của Zika, hãy đợi ít nhất 3 tháng kể từ dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của anh ấy, sau đó mới cân nhắc việc thụ thai. Nếu đối tác của bạn đã tiếp xúc với Zika nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, hãy đợi ít nhất 3 tháng kể từ khi anh ta nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm, sau đó mới cân nhắc việc thụ thai. Khi bạn muốn mang thai, hãy chắc chắn rằng bạn và đối tác củ bạn không bị nhiễm Zika. Trường hợp bạn sinh sống tại khu vực nhiễm Zika, hãy làm xét nghiệm Zika trước khi bạn muốn thụ thai. Vì khi bị nhiễm Zika, nó có thể lưu lại trong máu của bạn 1 tuần hoặc có thể tồn tại trong máu hơn 12 tuần. Khi bạn mang thai, khuyến nghị bạn không đến khu vực, quốc gia bị ảnh hưởng của Zika. Khi bạn đang có thai, bạn không nên quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục mà không dùng bao với ai đó có chẩn đoán là nhiễm Zika, ai đó đến từ khu vực bị hoặc quốc gia bị ảnh hưởng bởi Zika. Nhiễm vi-rút Zika sau khi bị muỗi đốt