Béo phì ở trẻ em đang là tình trạng phổ, thách thức sức khỏe hiện nay. Trẻ em khi bị béo phì, sẽ có nguy cơ béo phì hoặc thừa cân khi lớn lên. Với những người bị béo phì hoặc thừa cân, trong cuộc sống sau này thường có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, họ cũng dễ bị căng thẳng, buồn bã và có lòng tự trọng thấp. Trẻ em trở nên thừa cân và béo phì vì nhiều lý do, nguyên nhân phổ biến nhất là yếu tố di truyền, thiếu hoạt động thể chất, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này. Trong trường hợp hiếm hoi, thừa cân gây ra bởi vấn đề nội tiết tố. Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì? Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, bao gồm: • Cholesterol cao • Huyết áp cao • Bệnh tim • Bệnh tiểu đường • Vấn đề về xương • Các tình trạng về da, nhiễm nấm và mụn trứng cá. Biến chứng khi trẻ bị béo phì Trẻ em bị béo phì thường có 2 loại biến chứng, biến chứng về cơ thể và biến chứng về cảm xúc xã hội. Biến chứng về cơ thể • Bệnh tiểu đường loại 2: Béo phì kéo dài dẫn đến tình trạng mãn tính của việc chuyển hóa đường trong cơ thể trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. • Hội chứng chuyển hóa: Béo phì là điều kiện có thể khiến con bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, chất béo trung tính cao, cholesterol và dư thừa mỡ bụng. • Cholesterol cao và huyết áp cao: Sự dư thừa này có thể khiến các mảng bám tích tụ trong động mạch, khiến máu khó đi vào tim. Điều này có thể gây đau ngực hoặc đau thắt ngực. Nếu nguồn cung cấp máu bị chặn hoàn toàn, trẻ sẽ bị đau tim hoặc đột quỵ trong cuộc sống sau này. • Hen suyễn: Trẻ thừa cân hoặc béo phì có thể dễ bị hen suyễn. • Rối loạn giấc ngủ: Ngưng thở hoặc tắc thở (hơi thở liên tục bị ngừng lại) là một rối loạn nghiêm trọng tiềm ẩn trong khi ngủ. • Bệnh gan nhiễm mỡ: Rối loạn này thường không gây ra triệu chứng, nhưng nó khiến chất béo tích tụ trong gan, có thể dẫn đến sẹo và tổn thương gan. • Gãy xương: Trẻ béo phì có nhiều khả năng bị gãy xương hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Biến chứng xã hội và cảm xúc • Lòng tự trọng thấp và bị bắt nạt: Trẻ em béo phì hay thường bị trêu chọc hoặc bắt nạt, những người bị mất lòng tự trọng thường tăng nguy cơ trầm cảm. • Hành vi và vấn đề học tập: Trẻ thừa cân có xu hướng lo lắng nhiều hơn và kỹ năng xã hội kém hơn so với trẻ cân nặng bình thường. Những vấn đề này có thể khiến trẻ em thừa cân hành động đảo lộn trong môi trường lớp học hoặc rút lui khỏi xã hội. • Phiền muộn: Lòng tự trọng thấp có thể tạo ra cảm giác tuyệt vọng, điều này có thể dẫn đến trầm cảm ở một số trẻ thừa cân. Phòng ngừa Nếu con bạn đang thừa cân, có nguy cơ bị thừa cân hoặc hiện đang có cân nặng khỏe mạnh, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để kiểm soát sức khỏe cho con mình: • Hạn chế tiêu thụ hoặc tránh dùng đồ uống có đường • Ăn nhiều trái cây và rau quả • Ăn những bữa ăn gia đình bình thường nhất có thể • Hạn chế ăn ngoài, đặc biệt là tại các nhà hàng thức ăn nhanh. Nếu khi đi ăn ngoài, hãy dạy trẻ cách đưa ra lựa chọn lành mạnh hơn. • Điều chỉnh kích thước chiều cao và cân nặng phù hợp với độ tuổi • Giới hạn thời gian xem TV và thời gian nhìn màn hình khác dưới 2 giờ mỗi ngày đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, không cho phép xem truyền hình với trẻ dưới 2 tuổi. • Hãy chắc chắn rằng con bạn có ngủ đủ giấc • Tính chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng của con bạn • Khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe trẻ ít nhất một lần một năm. • Cho trẻ vận động phù hợp và lành mạnh Khi nào cho con bạn đi khám bác sĩ? Nếu bạn đang lo lắng rằng con bạn đang tăng cân quá nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ. Sau khi xem xét lịch sử tăng trưởng và phát triển của trẻ theo độ tuổi, bao gồm cả lịch sử cân nặng theo chiều cao của gia đình, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định xem cân nặng của trẻ có nằm trong phạm vi không lành mạnh hay không.