Đêm qua Bác sĩ có vào đọc được một câu hỏi của mẹ bé về nằm võng có gù lưng hay không? Quả thực tôi vào đọc các comment mà thấy vô cùng là đau sót, đau sót cho những đứa trẻ có bố mẹ hay gia đình hay cho con nằm võng đu đưa như vậy. Rồi bao nhiều là những hình ảnh khoe khoang của các mẹ chụp ảnh con ngủ võng và khen con ngủ ngoan...Gù lưng đâu chẳng thấy nhưng thấy hậu quả ngay trước mắt là tổn thương đốt sống cổ, tổn thương não và LỒNG RUỘT. Rất nhiều người lớn khi dỗ hoặc chơi với trẻ đã hồn nhiên tung các bé lên cao, đẩy mạnh võng, lắc bé qua lại trái – phải mà không hề biết rằng điều này có thể sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho bé: Chấn thương thần kinh, liệt, mù, điếc… thậm chí là tử vong. Trò chơi tung hứng, hay còn gọi là trò “máy bay” dành được sự yêu thích của nhiều trẻ, bởi cảm giác mới lạ khi bé được lơ lửng trên không. Tuy nhiên, trò đùa tưởng chừng vô hại này lại có thể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vấn đề thường gặp với trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ sơ sinh đến 8 tháng. Lúc này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não. Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong. 1. Chấn thương đốt sống cổ Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi phần cổ khá mềm và dễ bị tổn thương. Bất kỳ di chuyển mạnh nào trong giai đoạn này cũng có thể làm bé bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu có khả năng kiểm soát và nâng đỡ phần đầu của mình. Tuy nhiên, những hoạt động như rung lắc, đung đưa hay tung hứng vẫn có thể dẫn đến nguy cơ gãy gập cổ nếu mẹ không đỡ tay đúng vị trí. 2. Nguy cơ té ngã từ trên cao Khi tung bé lên cao, bạn có nguy cơ không bắt kịp, dẫn đến trẻ rơi thẳng xuống đất. Tùy độ cao và bề mặt tiếp xúc, các chấn thương có thể xảy ra như: Gãy xương, chấn thương sọ não, tụ máu ngoài màng cứng… Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do bố mẹ không đỡ kịp thời. 3. Hội chứng trẻ bị rung lắc Hội chứng trẻ bị rung lắc xảy ra khi bé bị lung lay, đung đưa quá nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên não bộ trẻ, mà có thể bị chấn thương suốt đời như mù, liệt, thậm chí tử vong. Trẻ em dưới 1 tuổi nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Ngoài đung đưa, rung lắc trẻ, việc tung trẻ trong không khí vẫn có thể làm trẻ dưới 2 tuổi mắc phải Hội chứng trẻ bị rung lắc. Nguyên nhân do não của trẻ chưa phát triển hết nên vẫn còn nhiều khoảng trống, đồng thời não trẻ cũng mềm, mỏng hơn so với người lớn nên rất dễ tổn thương khi gặp phải tác động mạnh. Lực tác động mạnh làm di chuyển não, dẫn đến những va đập trong xương sọ, làm dập não, phù hoặc gây chảy máu trong. Cách chơi với bé an toàn: Thay vì tung bé lên cao, bạn chỉ nên dùng tay nhẹ nhàng đưa bé lên cao nhưng phải chắc chắn kiểm soát được tình huống để bé không bị rơi, ngã hoặc xốc lên quá nhanh và mạnh. Khóc là 1 cách giao tiếp: Khi trẻ khóc, đa phần các mẹ thường có thói quen bế trẻ, đung đưa qua lại hoặc đưa nôi, đưa võng nhiều và mạnh hơn. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng rung lắc trẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Thậm chí có thể gây tử vong. Trẻ sơ sinh không thể nói, vì vậy, khóc là cách bé giao tiếp cũng như bày tỏ mong muốn của mình. Thay vì rung lắc để dỗ trẻ, mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé khóc: Bé muốn thay tã, đói bụng, khó chịu… có như vậy mới có thể tìm được cách giải quyết đúng đắn. Ba mẹ nhớ chia sẽ bài viết này để cùng cảnh báo tới nhiều người khác nữa nha! Đọc thêm bài viết Để bé khóc quá lâu rất có thể sẽ làm tổn thương não cũng như tác động tiêu cực đến tâm lí và cảm xúc của trẻ Các ba mẹ có thể theo dõi bác sĩ Trần Văn Huy qua trang Facebook cá nhân tại đây.