Chào các ba mẹ! Sau đây là bài viết của bác sĩ Trần Văn Huy, thuộc Bệnh viện nhi Trung ương, Hà Nội. Đây là phần 2, viết về các trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Bên cạnh đó, phần một chủ yếu viết về các vấn đề gặp phải ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Mời các ba mẹ/ ông bà đón đọc và chia sẻ! 1. SỐT Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường gặp là nhiễm siêu vi. Thật ra nói về chuyên môn trẻ sốt dưới 38,5 độ không cần uống hạ sốt, chỉ cần chườm mát lau người con, cho mặc đồ thoáng mát là được. Vì bố mẹ, ông bà hay sốt ruột cứ cho con uống thuốc hạ sốt theo ý mà không biết trẻ nhỏ uống nhiều paracetamol sẽ hại gan, ảnh hưởng đến chuyển hóa ở gan, uống quá liều lượng càng không tốt. Ví dụ: Bé 10 kg chỉ uống paracetamol hàm lượng 100mg và tối đa là 150mg (1kg từ 10-15mg). Tối thiểu phải cách 4 - 6 tiếng cho 1 lần uống. Trẻ sốt có nhiều nguyên nhân, nếu trẻ sốt không cao quá 38,5 độ đa phần không phải là sốt do virus, có thể là sốt do mọc răng, do rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chướng bụng sinh ra sốt, hay ở các trường hợp trẻ bị cảm lạnh thông thường (không phải cảm cúm do virus), viêm phế quản, do tiêm ngừa, ... Sốt do Virus, trẻ thường sốt từ 38,5 độ trở lên. Mức độ sốt: Sốt nhẹ (37 – 380C) Sốt vừa (38.5 – 39.50C) Sốt cao (> 39.50C). Trẻ sốt trên 40 độ mới nguy hiểm và cần cho con đi bệnh viện ngay. Dưới 40 độ có thể theo dõi và hạ sốt tại nhà. Khi trẻ sốt cao trên 41 độ C, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù phổi, suy thận cấp. Xử trí sốt: Khi trẻ sốt nhẹ và sốt vừa, vẫn cho con ăn, bú bình thường và không cần cho con uống thuốc hạ sốt. Trường hợp sốt vừa, cho trẻ ăn, bú bình thường, uống nhiều nước, mặc áo mỏng. Hạ nhiệt cho con bằng thuốc hạ sốt dạng uống hoặc nhét hậu môn, kèm theo lau mát cho con. Cách lau mát: Dùng 6 – 7 cái khăn lau nhỏ (khăn sữa), một thau nước ấm (được kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay, cảm giác ấm), dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trước khi lau mát. Cho bé nằm ngửa, cởi bỏ quần áo, nhúng khăn vào thau, vắt hơi ráo. Đặt 2 khăn ở hỏm nách, hai khăn ở bẹn, là những nơi có mạch máu lớn và một khăn lau khắp người bé. Nếu trẻ không chịu nằm yên, chỉ cần dùng khăn lau người và lau mát nhiều ở các vị trí trên là được Lưu ý: Không đắp khăn lên ngực vì dễ bị cảm lạnh. Lau khô người bé và mặc quần áo mỏng, sau 15 – 20 phút lấy lại nhiệt độ bé. Những điều không nên làm khi trẻ sốt: Không ủ ấm, không dùng nước đá để lau mát người cho bé. Lần trước ở bài xử trí khi trẻ bị sốt có bà mẹ vào comment thế này: "Thực ra lau mát cho trẻ khi sốt cỉ làm cho mẹ yên tâm hơn chứ thực tế không có tác dụng gì, y học Việt Nam chậm hơn thế giới rất nhiều, cứ 38 độ là cho uống thuốc hạ sốt là đúng nhất." Bs đọc xong chỉ lẩm bẩm đúng là " Không nói người ta cũng biết mày dốt sẵn rồi, mày nói ra thấy mày không những dốt mà còn thêm cả phần ngu hơn rất nhiều so với mọi người nghĩ". Tất tần tất về sốt ở đây 2. NHIỄM VIRUS (Cúm siêu vi hay các bệnh khác do lây nhiễm virus như bệnh chân tay miệng, sởi, viêm màng não, sốt xuất huyết, ... Khi bị lây nhiễm Virus, dấu hiệu đầu tiên trẻ sẽ bị sốt, thường là sốt cao. Sốt do Virus còn gọi là sốt siêu vi, trẻ thường sốt từ 38,5 độ trở lên. Sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác là trẻ mắc bệnh gì. Do đó, khi mẹ đưa con đến bệnh viện khám mà ở con chỉ mới có biểu hiện sốt, chưa có biểu hiện gì khác kèm theo thì thường bác sĩ sẽ hẹn trẻ đến khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì. Các loại sốt siêu vi, đa phần sẽ tự khỏi trong vòng 5 -10 ngày và không có thuốc trị. Trẻ nào sức đề kháng kém, cơ thể ốm yếu, hay bệnh vặt, thì từ sốt siêu vi mới sinh ra các biến chứng nặng nề khác. Như trong đợt dịch sởi đầu năm, các bé bị tai biến nặng, tử vong, kể cả người lớn, hơn 90% xảy ra ở các trường hợp cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Đặc biệt là các bé chưa được tiêm phòng Sởi ( Bs nhấn mạnh vấn đề này). Chứ không phải cứ mắc sởi là tử vong hay là gặp biến chứng, bệnh chân tay miệng hay sốt xuất huyết cũng vậy. Tất cả là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Mà vấn đề này các Mẹ rất hay chủ quan với con, tối ngày cứ tính con ăn món gì, nấu cách nào, con bệnh thì lo mua kháng sinh cho uống. Hiện tại đang là tháng 7 tháng 8 mưa nắng thất thường, cả miền Nam và Miền Bắc đều giống nhau đây là điều kiện lý tưởng cho sốt xuất huyết bùng phát các mẹ hãy chú ý. Còn khái niệm về TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG cho con hầu như rất ít mẹ quan tâm đến. Trong khi đó trẻ mà đề kháng khỏe thì tiêu hóa cũng tốt hơn mấy phần. Còn Hệ Hô hấp thì khỏi cần bàn cải. Trẻ hay bệnh đến 90% là bệnh đường hô hấp, khi giúp con tăng cường sức đề kháng tất nhiên các bệnh hô hấp cũng tự động giảm dần và hết hẳn. 3. VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP (CẢM – HO – SỔ MŨI) Đây là các bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong dưới 1 tuổi. Vì đa số các bé trong 3 - 6 tháng đầu được bú mẹ hoàn toàn. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch với môi trường và ngăn ngừa mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi trẻ giảm bú mẹ và ăn thêm thức ăn dặm, lượng kháng thể nhận được từ mẹ sẽ giảm nhiều, không được cung cấp nữa. Khiến trẻ miễn dịch kém hơn với môi trường, dễ bị lây bệnh, nhiễm siêu vi, hay cảm lạnh do thời tiết. Các Mẹ nhà mình là hay cho con uống kháng sinh ngay khi con vừa bệnh, con mới sổ mũi, ho khọt khẹt vài cái là mang con đi bác sỹ, mà đa số các bác sỹ lại không tin thuốc đông dược. Không tin vào các bài thuốc dân gian. Cứ thuốc kháng sinh là cho uống. Nên nhiều mẹ cứ 1-2 tuần lại vô báo“con em bệnh nữa rồi”, vì uống kháng sinh nhiều nó lại sinh ra lờn thuốc. Mà lờn thuốc thì bệnh sẽ hay tái đi tái lại, rồi uống tiếp kháng sinh. Cái vòng lẫn quẩn là vậy, nên con thành chậm lớn, không lớn nổi luôn. Trong khi đó khi con mới có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho hún hắn, chỉ cần Mẹ áp dụng cho con cùng lúc các cách bên dưới là 2-3 ngày con giảm hẳn, 4-5 ngày đến 1 tuần là con hết bệnh luôn. Nếu áp dụng 2-3 ngày không giảm, bị nhiều hơn, hay có giảm nhưng 5 - 7 ngày rồi mà con không hết hẳn thì sao? Thì lúc ấy mới cần cho con uống thuốc tân dược, uống kháng sinh cho hết. BIỂU HIỆN CHO THẤY CON … SẼ BỊ CẢM Là khi con có một trong các biểu hiện sau: - HẮT XÌ HƠI (nhiều lần trong ngày, khác với bình thường) - HO - SỖ MŨI KHI CON CÓ 1 TRONG CÁC BIỂU HIỆN TRÊN - MẸ CẦN LÀM GÌ? Bài thuốc: NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ + TỎI NƯỚNG là giúp trị sổ mũi nhanh hết nhất Lấy 10 lá húng quế, giã nhỏ ra, cho nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn. Và nướng 1 lần nửa hay 1/3 củ tỏi cho thơm (vừa chín) rồi nghiền nhuyễn, cho nước lá húng quế vào luôn, chắt ra, con uống (có thể cho thêm vao 1-2 thìa cafe nước nóng rồi lọc ra), cho con uống ngày 2 lần liên tục 1-2 tuần. Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào ngực con, sau lưng, lòng bàn chân, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. BÀI THUỐC TRỊ HO CHO TRẺ - LÁ HÚNG CHANH - Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé (nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt) - Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần. - Cách 2: 10-15 lá húng chanh và 10 hạt chanh giã nát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho và hết khò khè. LƯU Ý: Khi áp dụng cái gì là phải áp dụng đúng cách, nghĩa là áp dụng đúng bài, đúng liều lượng và đúng thời gian. Trẻ khi bị cảm, ho, hay sổ mũi, làm sao mà hết ngay được? Phải cả tuần mới hết, nếu mẹ nhỏ mũi cho con thì phải nhỏ đến khi hết hẳn chứ? Con sổ mũi nhiều thì trước khi nhỏ mũi phải hút nước mũi cho con. Chứ cứ áp dụng nửa vời rồi lại nói sao mà con không giảm lại bị nặng hơn. Và áp dụng 3 - 4 ngày mà không thấy con giảm hẳn thì phải mang con đi khám, đừng để kéo dài trẻ có nguy cơ viêm phổi. VIÊM PHẾ QUẢN, VIÊM PHỔI KHI NÀO THÌ SỬ DỤNG KHÁNG SINH? 4. TRẺ HAY TRỚ SAU KHI ĂN Thường là do Mẹ ép con ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, do cơ thể của trẻ không dung nạp được thức ăn khi bé ăn dặm quá sớm, ăn đốt giai đoạn, cho trẻ ăn các loại thức ăn mới lạ, ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nếu sau khi nôn, trẻ vẫn chơi bình thường, thì đó là do cách ăn uống chưa hợp lý ở trẻ, không do bệnh lý, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Và mẹ cần phải điều chỉnh cách cho ăn. Mẹ nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi, chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng nôn trớ khi ấy và bé càng quấy khóc nhiều hơn. - Không ép trẻ ăn nhiều, vì sẽ làm cho trẻ có biểu hiện không muốn ăn, ngại khi nhìn thấy thức ăn. - Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày . - Ngoài ra ở các trẻ suy dinh dưỡng, tình trạng hay nôn ói là do trẻ đã biếng ăn lâu ngày, cơ thể tạo nên phản xạ “từ chối thức ăn”không muốn tiếp nhận thức ăn nữa, cứ ăn vào là muốn ói ra. Càng ngày càng gầy yếu và cái vòng lẫn quẩn của trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng là vậy. 5. RỐI LOẠN TIÊU HÓA Đa số trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ị nhiều lần trong ngày, đi phân sống (phân nhầy, có bọt, lợn cợn hạt, màu vàng xanh, hay xanh thẫm), tiêu chảy (đi ngày 5-7 lần trở lên, nước nhiều hơn phân) thường do mẹ cho con ăn dặm sớm và ăn đốt cháy giai đoạn. (Vụ này nói mỗi ngày mỏi tay luôn ) CÁC MẸ HAY LÀ: 1. Cho con ăn dặm lúc 4-5 tháng tuổi 2. Cho con ăn dặm 2 cữ từ lúc 6 tháng tuổi 3. Cho con ăn dặm bột mặn lúc con 6 tháng tuổi 4. Cho con ăn cháo quá sớm (7-8 tháng đã cho con ăn cháo xay lợn cợn không nhuyễn được như bột) 5. Cho con ăn vặt quá nhiều so với tháng tuổi như: Ăn hoa quả dằm, uống nước hoa quả, ăn váng sữa, phô mai, sữa chua mỗi ngày từ lúc bé 5,6 tháng tuổi (ngày nào cũng ăn 1 trong các loại ấy, có bé ăn cả 2 loại) 6. Cho con ăn thịt cá do mẹ chế biến quá sớm (con mới 6-7 tháng tuổi đã mua cá về cho con ăn, có con ăn thịt xay, nhưng xay không nhuyễn như bột, con tiêu hóa không được). Đến 90% trẻ hay nôn trớ và hay bị đi phân sống, tiêu chảy, là do ăn uống. Có mẹ cho con ăn gì con ị ra đó vẫn không hiểu nguyên nhân, vẫn hỏi“vậy là tại sao, vậy có cho con ăn tiếp không?” Theo các mẹ thì có cho không? Bs cam đoan có 10 bà mẹ thì có 9 bà mẹ như thế ^^. Mẹ nào yên chí con mình từ lúc sinh tới giờ chưa uống kháng sinh lung tung, không hay rối loạn tiêu hóa, không hay đi phân sống, bú khỏe, tăng cân tốt, thì có thể áp dụng cho con ăn dặm từ tháng thứ 5, CỨ THỬ! HỢP thì quá tốt. Nếu không hợp, con ăn vào đi ngoài nhiều lần, hay trớ, không tăng cân, ... thì nên dừng lại. Vấn đề là nhiều mẹ cứ hay cố cho con ăn, chẳng hiểu vì cái gì? Còn tình trạng: Cứ con đi phân sống ngày 3-4 lần là mẹ lại nháo nhào đi mua thuốc mua men đủ loại cho con uống, nhưng không biết rằng như vậy là mẹ đoán, hiểu biết không tới, thành ra hại đường ruột của con. Đúng ra mới đầu khi con đi ngày 4-5, có 3-4 ngày cũng không có gì đáng lo và không cần uống thuốc. Bị đi như vậy chỉ có 3 trường hợp xảy ra: Một là do thứ ăn không vệ sinh, 2 là do đường ruột lâu ngày đóng cặn bã, 3 là do vi khuẩn - virus. Nếu là lý do thứ nhất và thứ 2 thì phải cho con nó ị ra cho“sạch ruột", đi mấy ngày cho ruột nó sạch sẽ trở lại thì nó mới hết, chứ cho con uống thuốc cầm càng khiến con đi kéo dài hơn vì các tạp chất ôi thiu, cặn bã ấy nó chưa thoát ra hết được. Còn nếu con đi ị do vi khuẩn, virus gây tiêu chảy thì cũng phải để cho hệ miễn dịch đường ruột nó tự hoạt động, nó phản kháng lại mới tốt. Chừng nào con đi quá 4-5 ngày không giảm mới cần uống men vi sinh cho nó cân bằng đường ruột lại. Hoặc là con đi đến 7-8 lần hay cả chục lần trong ngày mới cần uống thuốc để cầm lại và diệt khuẩn. Ngày nào cũng có hai ba chục mẹ vào hỏi vụ này. Cái đơn giản nhất mà MẸ KHÔNG BIẾT rằng: Một khi hệ tiêu hóa ở trẻ đã rối loạn thì phải cả tuần mới hết được. Người ta chứ có phải cái máy đâu mà muốn tắt là tắt ngay được. Chính vì mẹ hiểu không tới, thành ra lại hại đường ruột của con. Lý ra, phải để cho hệ miễn dịch đường ruột nó tự hoạt động, nó TỰ MIỄN DỊCH lại mới tốt. Chừng nào đến lúc cần uống thuốc mới nên uống. Chỉ các thuốc trong trường hợp trẻ tiêu chảy khá phức tạp. Mẹ hiểu không tới, áp dụng không đúng lại thành tiêu chảy nặng hơn. Có mẹ tự ý mua SMECTA, HIDRASEC..và MEN về cho con uống con vẫn đi cả tuần y vậy. Vì không phải trường hợp nào cũng uống giống nhau. Nên các MẸ chỉ cần nhớ đơn giản như vầy: Nếu con đi ngày 3- 5 lần là không cần lo lắng, thậm chí 6 – 7 lần mà bị trong 1-2 ngày đầu cũng vậy. KHÔNG CÓ NGUY HIỂM GÌ CẢ, cứ từ Bình tĩnh mà xử lý. Xem lại bài Trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà đã đăng nhiều lần rồi. Lúc đó có uống thêm thuốc khác cũng không muộn. Tùy theo tình trạng đi phân, con đã ăn gì, có kèm nôn trớ hay phân có máu không, nhầy nhiều hay nước nhiều mới dùng thuốc phù hợp được. --------------------- Ba mẹ/ Ông bà cùng chia sẻ bài viết này tới nhiều bố mẹ khác để hướng dẫn của bác sĩ được phổ biến rộng rãi hơn nhé! Đọc thêm bài viết Trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ tại đây. Viêm phế quản, viêm phổi - Khi nào nên và không nên sử dụng kháng sinh? tại đây Nguồn: Bác sĩ Trần Văn Huy Ba mẹ ttheo dõi để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích qua Zalo tại đây: