Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giáo dục con ngoan hơn chỉ với những cách dùng ngôn từ hàng ngày đơn giản như sau:

Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định: Ví dụ, thay vì“Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành“Nước này là để uống con à",“Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Lego là để xếp hình. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao

Cuối tuần mưa gió ngồi nhâm nhi bên tách trà nóng Bác sĩ và các bạn chúng ta hãy cùng bàn với nhau một chút về việc sử dụng ngôn từ sao cho đúng trong việc dạy trẻ cho đúng nhé. Anh chị ạ, tầm tuổi như bác sĩ cũng rất nhiều anh chị đã lập gia đình và có bé lớn từ 2 đến 5 tuổi rồi đúng không nào? Trong thời buổi kinh tế thị trường ồn ã, quỹ thời gian chăm con dành cho con chưa bao giờ bị cắt xén nhiều như thế, chúng ta gần như phó mặc con cho ông bà, người giúp việc. Với nhịp sống hiện đại dường như con người ta cũng ít chăm chút đến kĩ năng, kiến thức chăm con sao cho đúng. Bác sĩ đến chơi nhà một số người bạn, anh chị trong gia đình bác sĩ rất ngạc nhiên với việc như bé ăn cơm không mời, hay cha mẹ ông bà cứ vâng vâng dạ dạ với đứa con nít, hay mày tao như bạn bè cùng trang lứa. Vậy điều này là SAI hay ĐÚNG?   Ảnh minh họa   1. Đừng dùng ngôn từ thô tục Nên nói với trẻ “Đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Mày đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán. Như vậy trẻ sẽ bắt trước phát ngôn mọi lúc mọi nơi, hoặc gây nên tâm lý xấu hổ ho bé dẫn đến nhịn ị. 2. Đừng“Vâng, dạ, ạ”khi nói chuyện với trẻ Nhiều ông bà, bố mẹ làm thế vì muốn trẻ bắt chước để cũng gọi dạ bảo vâng. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó hay không. Cái bé cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình trong hoàn cảnh nào. Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu à, với người lớn là gọi dạ bảo vâng... Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt. 3. Đừng bắt trẻ ạ đi rồi mới cho cái này cái kia Ạ thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao? Thế là đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo “Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”. Vâng, phải có điều kiện và đạt được thì mới làm chứ không được thoả mãn là sẽ không làm, triệt tiêu tính tự giác của trẻ . Thay vào đó hãy bảo trẻ chìa hai tay hoặc khoanh tay lại nói " con xin, con cảm ơn!".   Ảnh minh họa 4. Đừng dùng những cụm từ tiêu cực đối phó với trẻ như, ăn vạ, quấy, lười học, chậm như sên... Hãy luôn chọn từ ngữ tích cực khi nói chuyện với con, nói về con. Trẻ không phải là kẻ thù để phải đối phó. Trẻ không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình. Trẻ không lười học mà vì học theo cách không phù hợp thì trẻ làm sao thích được. 5. Đừng bàn luận hay nhận xét trẻ “Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét "hư". Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả chính bản thân mình như thế không? Kể cả bạn có như thế bạn cũng không thích ai nhận xét như vậy hay mang bạn ra bình luận với người khác. Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ và phản biện với cha mẹ chúng, con lớn hơn một chút có vùng vằng lại là ép ngay vào tội "chưa nói đã cãi như chém chả" . 6. Đừng đặt mình lên vị trí cao hơn trẻ Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nhé”; “Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”; “Cô sẽ giúp con một tay nhé?"…, vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học. Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ và cha mẹ hãy học cách làm đó chính con của mình nhé. 7. Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định Ví dụ, thay vì“Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành“Nước này là để uống con à",“Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Lego là để xếp hình. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Nói to là mất lịch sự đấy con ạ”… 8. Đừng suy nghĩ tiêu cực Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé vẽ ra ngoài hình tô màu, có thể bảo: “Chỉ hơi ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì tất cả các nét sẽ nằm gọn trong hình vẽ”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”… Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao? chúng ta mà cáu hét toáng lên kèm theo lời lẽ quát lạt khiến trẻ sợ hãi, từ bản năng xử lý khắc phục tình huống sang trạng thái đối phó nếu sau này xảy ra tương tự. Dần dần tạo lên tính cách xấu ở trẻ sau này khi con lớn!   Ảnh minh họa   9. Đừng ra lệnh “Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”.“Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”… Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình. Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội. Và sau khi dạy con được như thế bác sĩ đảm bảo cha mẹ bé cũng học hỏi hoàn thiện được bản thân rất nhiều điều. Mời ba mẹ theo dõi Mamibuy qua ứng dụng Zalo tại link sau để nhận được các bài viết hữu ích hàng ngày nhé: https://bit.ly/2ZqhY1i