Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách xử lý giúp trẻ khạc đờm dãi, phòng tránh trẻ khó thở hoặc bị tắc đường thở do đờm

Chào ba mẹ, Mamibuy xin phép chia sẻ tới ba mẹ bài viết của bác sĩ Nhi TW Hà Nội Trần Văn Huy về hướng dẫn các ba mẹ giúp con long đờm dãi tại nhà. Phòng tránh con bị tắc đờm dẫn đến khò khè khó thở hoặc tắc đường thở.

Chào ba mẹ, Mamibuy xin phép chia sẻ tới ba mẹ bài viết của bác sĩ Nhi TW Hà Nội Trần Văn Huy về hướng dẫn các ba mẹ giúp con long đờm dãi tại nhà. Phòng tránh con bị tắc đờm dẫn đến khò khè khó thở hoặc tắc đường thở.     Qua một trường hợp thực tế, bé có đờm dãi rất nhiều, bé đang muốn nôn để tống đờm ra, khi thấy con như thế, bố mẹ có thể xử lý như sau : Bước 1. Để bé lằm trên giường bề mặt cứng sau đó nghiêng bé ra một bên, lấy gối mỏng hoặc khăn bông đặt vào mông bé phần lằm nghiêng hoặc nhấc nhẹ mông bé cao hơn đầu tầm 15 độ. Bước 2. Lấy tay vỗ nhẹ phần sau lưng bé, dọc hai bên phần sương sống lưng bé phía trên thắt lưng một chút, vỗ từ phần phía thắt lưng lên bả vai nhẹ nhàng. Bước 3. Lúc Này Bé trớ ra rất nhiều đờm dãi nhanh chóng lấy khăn xô hoặc gạc sạch lấy ngay phần đờm, dãi nhớt đó ra khỏi miếng bé, không cho bé nuốt lại.  Cứ thế mình lặp lại bước một đến khi bé hết và sạch sẽ thì thôi. Tuyệt đối không để bé nằm ngửa, gối đầu cao, vì như vậy bé không chớ được ra đờm dãi, nhày nhớt. Khi đờm dãi không kịp lấy ra được trẻ nuốt lại kèm theo nấc khóc trẻ dẫn tới bị nghẹn, đờm dãi sẽ lên mũi, tai gây viêm tai giữa, nguy hiểm hơn trẻ tắc đường thở tím tái dẫn đến tử vong. Mời bố mẹ theo dõi  Mamibuy qua Zalo để đọc thêm các bài viết hữu ích hàng ngày một cách tiện lợi tại đây nhé! Bs.Trần văn Huy.