Thay đổi cơ thể thai nhi - Tuần 30 thai nhi nặng 1,3-1,5kg, thì sang tuần này, cân nặng của bé trong khoảng 1,5kg-1,7kg. Chiều dài cơ thể thai nhi 31 tuần này, tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 42cm, - Vì kích thước cơ thể ngày một lớn hơn, nên không gian chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ cũng ít đi. Ở thời điểm này, số lần cử động của thai sẽ vào khoảng 10 lần một giờ, thai nhi có thể nghiêng và quay đầu từ bên này qua bên kia, mắt bé sẽ lúc nhắm lúc mở thường xuyên hơn. - Ở tuần 31, thị giác của thai nhi ngoài nhận biết được ánh sáng, từ đó con thích theo dõi ánh sáng bên ngoài chiếu vào. - Tủy xương của thai nhi vừa bắt đầu tiến hành sản sinh các tết bào hồng cầu cho máu. Các bộ phận trong cơ thể như bàng quang cũng sẽ bắt đầu hoạt động đúng chức năng của nó là thải ra nước tiểu. - Các lớp mỡ dưới da càng dầy hơn, khiến cho các nếp nhăn trên khuôn mặt giảm dần, chân tay đầy đặn hơn. Phổi và hệ tiêu hóa của thai nhi cơ bản đã phát triển. Chiều cao của bé sẽ phát triển chậm lại, để trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn. * Tăng cân thần tốc cho con yêu trong những tuần cuối thai kỳ Thay đổi cơ thể mẹ - Sau khi bước vào tuần thứ 31, tương đương 7 tháng 3 tuần tuổi của thai nhi, tử cung của mẹ bầu càng dâng cao hơn lên cơ hoành, đồng thời chèn ép vào các bộ phận nội tạng khác. - Tiếp tục tăng cân nhanh chóng. Tuần này mẹ lại nặng hơn tuần 30 ít nhất nửa kg nữa, trong đó một nửa là của thai nhi đang lớn như thổi trong bụng mẹ. Triệu chứng Từ những thay đổi của cơ thể mẹ và thai nhi ở trên, dẫn tới một số triệu chứng như dưới đây: - Dạ dày khó chịu: Đặc biệt là sau khi ăn do sức ép của tử cung. Tuy vậy mẹ cứ an tâm, những cảm giác khó chịu này thường chỉ kéo dài tới tuần thứ 34, khi đầu thai nhi hạ thấp vào khoang xương chậu, thì những triệu chứng này sẽ thuyên giảm. - Đi tiểu nhiều: Thai nhi lớn hơn chèn ép vào các bộ phận khác, trong đó có bàng quang, khiến cho mẹ bầu buồn đi tiểu nhiều lần cả vào an ngày và ban đêm. Tuy vậy, mẹ cũng không nên nhịn tiểu nhiều để tránh bị viêm nhiễm đường tiết niệu trong quá trình mang thai này nhé. - Làn da tối màu: Ở tuần này, vùng da quanh rốn, phần bụng dưới và vùng da quanh bộ phận sinh dục trở nên thâm, các vết nứt rạn da và nám tàn nhang trên gương mặt sẽ ngày càng lộ rõ. - Khó ngủ, mệt mỏi khi ngủ: Nhiều mẹ mang thai có thể sẽ cảm thấy mỗi lần đi ngủ là một việc khá mệt mỏi, do mất ngủ, và khi ngủ chỉ có thể nằm nghiêng, đồng thời cảm thấy nặng nề mỗi khi lật người hay thức dậy. Để dễ ngủ hơn, mẹ bầu có thể tắm nước ấm và uống sữa ấm trước khi ngủ, kê thêm gối mỏng ở phần hông giúp giảm sức nặng cho xương sống và kê gối dưới chân để hạn chế chuột rút vào ban đêm. - Phù nề: Do hiện tượng giãn tĩnh mạch chân, các mạch máu và dây thần kinh bị tử cung chèn ép, gây ra phù nề và chuột rút ở mẹ bầu 31 tuần tuổi. Mẹ nên hạn chế đứng lâu một chỗ và thường xuyên xoa bóp chân và ngâm mình trong nước mát để thư giãn. Nếu huyết áp của mẹ ổn định, không có hiện tượng đái tháo đạm (đái tháo protein – một lượng lớn protein từ cơ thể không được hấp thu mà bị thải ra ngoài theo đường tiểu) thì các triệu chứng phù nề ở trên mặt, chân, tay được đánh giá trong mức là bình thường. Tuy nhiên nếu có xuất hiện các triệu chứng như đã liệt kê ở trên thì mẹ hãy đến tìm gặp bác sĩ ngay nhé. Đây rất có thể là biểu hiện của thận đang bị vấn đề nghiêm trọng. Những điều mẹ cần chú ý - Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tự nhiên thông qua ăn uống, đặc biệt là canxi từ sữa; Đạm và chất béo từ thịt, cá; Chất xơ và vitamin từ rau, trái cây...Không nên kiêng khem trong thời điểm này để tránh thai nhi thiếu dinh dưỡng, con sinh ra tránh bị còi xương và yếu ớt. - Ngủ đủ giấc và tránh các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận, căng thẳng hay sợ hãi. Những cam xúc tiêu cực của mẹ mang thai có thể ahr hưởng tới trí não con sau này. - Mẹ cần chuẩn bị trước cho thời kỳ sinh con từ lúc này. Ở tuần 31 này, ngực của nhiều mẹ có thể bắt đầu tiết ra sữa non, mẹ có thể cần chuẩn bị áo lót cho con bú và các đồ dùng đi kèm từ bây giờ. - Dành thời gian để nghe nhạc giúp mẹ bầu thư giãn, đồng thời thai nhi trong bụng mẹ cũng được kích thích sự phát triển nhạy cảm hơn đối với âm nhạc và não bộ. - Mẹ bầu nên chia sẻ với chồng và nhờ chồng xoa bóp chân, bàn chân và lưng trước khi ngủ, giúp cơ bắp thư giãn sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều. - Chú ý đến dịch âm đạo và các cơn gò tử cung, nếu cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn 4 lần / 1 giờ, hoặc dịch âm đạo đổi màu hồng/đỏ thì mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, rất có thể đây là những dấu hiệu sinh non mà mẹ cần lưu ý. Thai nhi tuần thứ 32: Con đang nếm vị thức ăn mà mẹ ăn vào