U máu trẻ sơ sinh, là sự tăng trưởng không ung thư của các mạch máu. Ở trẻ em, chúng là sự tăng trưởng phổ biến giống như những khối u. Chúng thường phát triển trong một khoảng thời gian và sau đó giảm dần mà không cần điều trị. U máu ở trẻ sơ sinh hầu hết thường không gây ra vấn đề, tuy nhiên một số cục u máu có thể vỡ và chảy máu hoặc loét. Tùy thuộc vào kích thước của u máu, khiến chúng có thể gây đau đớn hoặc có thể biến dạng. Ngoài ra, chúng có thể gây ra với các bất thường khác của hệ thống thần kinh trung ương hoặc cột sống. U máu xuất hiện như thế nào? Trên da U máu của da phát triển khi có sự tăng sinh bất thường của các mạch máu ở một khu vực của cơ thể. Các chuyên gia không chắc chắn tại sao, nhưng họ tin rằng nó gây ra bởi một số protein được tạo ra trong nhau thai trong thời kỳ mang thai. U máu của da có thể hình thành ở lớp trên cùng của da hoặc trên lớp mỡ bên dưới bề mặt da, được gọi là lớp dưới da. Ban đầu, một u máu có thể xuất hiện như một vết bớt màu đỏ trên da, dần dần nó sẽ bắt đầu nhô lên khỏi da. Trên gan U máu của gan hình thành trong và trên bề mặt của gan. Những u máu này được cho là nhạy cảm với estrogen. Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều phụ nữ được chỉ định thay thế estrogen để giảm thiểu các triệu chứng do sự suy giảm nồng độ estrogen tự nhiên của họ. Estrogen dư thừa này có thể thúc đẩy sự phát triển của u máu trên gan. Tương tự như vậy, khi mang thai và đôi khi thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng kích thước của u máu. Trên những nơi khác Ngoài da và gan, u máu cũng có thể phát triển trên các khu vực khác trong cơ thể, chẳng hạn như: • Thận • Phổi • Đại tràng • Trong óc Dấu hiệu và triệu chứng U máu thường không gây ra các triệu chứng khi chúng phát triển và sau khi hình thành thành cục. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số triệu chứng nếu chúng phát triển lớn hoặc ở một khu vực nhạy cảm hoặc nếu có nhiều u mạch máu. U máu trên da thường xuất hiện dưới dạng giốngnhững vết xước nhỏ hoặc vết sưng đỏ. Khi chúng to lên, nhìn trông giống như vết bớt màu đỏ tía. U máu trong các cơ quan nội tạng U máu bên trong cơ thể thường không được biết đến cho đến khi chúng phát triển lớn hoặc khi có nhiều u máu hình thành. Một số triệu chứng cho thấy có thể bị u máu bên trong bao gồm: • Buồn nôn • Nôn • Thấy khó chịu ở bụng • Ăn mất ngon • Giảm cân không mà không hiểu tại sao • Có cảm giác đầy bụng Chẩn đoán u máu như thế nào? Không có xét nghiệm để chẩn đoán u máu trên da, nhưng các sĩ có thể chẩn đoán hình ảnh trong khi kiểm tra thể chất. U máu trên các cơ quan khác thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, hoặc chụp cắt lớp vi tính. Lựa chọn điều trị cho cục u máu Một u đơn và nhỏ thường không cần điều trị, nó có thể sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp cần điều trị, chẳng hạn như xuất huyết da, phát triển các tổn thương hoặc vết loét. Lựa chọn điều trị bao gồm: Dùng thuốc Corticosteroid: Thuốc corticosteroid có thể được tiêm vào những cục u máu để giảm sự phát triển của nó và ngăn chặn viêm. Thuốc Beta-blockers: Bôi thuốc dạng beta-blockers chẳng hạn như gel timolol, có thể được sử dụng nhiều lần mỗi ngày trong vòng 6 đến 12 tháng. Nó có tác dụng giảm bớt những cục u máu nhỏ và nhạt. Loại thuốc này được coi là rất an toàn, có vai trò trong điều trị u máu loét và nhỏ. Điều trị bằng laser: Điều trị bằng laser được sử dụng để loại bỏ u máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng laser để giảm đỏ và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Thuốc Gel: Một loại gel thuốc gọi là becaplermin (Regranex) thường được sử dụng để điều trị loét trên bề mặt của các cục u máu da. Thuốc Gel này không có tác dụng đối với bản thân u máu. Nó cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị thứ hai khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Sẽ có nguy cơ tử vong do ung thư ở những người dùng thuốc Gel nhiều lần. Do vậy, cần nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu về những rủi ro. Phẫu thuật: Nếu u máu lớn hoặc trong một khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như mắt, bác sĩ có thể lựa chọn để loại bỏ nó bằng phẫu thuật. Khi nào thì đi khám bác sĩ? Nếu con bạn bị u máu nhìn thấy xuất hiện trên da (bề mặt cơ thể), bạn nên đưa con đi khám để bác sĩ theo dõi u máu và kiểm tra định kỳ. Trường hợp khi u máu bị vỡ ra và chảy máu, nếu không được bác sĩ trị liệu sẽ hình thành vết loét hoặc bị nhiễm trùng. Khi con bạn có bất kỳ triệu chứng mà ko rõ nguyên nhân, bạn nên đưa con đi khám kịp thời để xác định nguyên nhân cũng như chữa trị.