Ngày 5/9, tất cả các điểm trường học trên cả nước sẽ tổ chức lễ Khai giảng năm học mới 2019-2020, vào ngày này, bố mẹ và các con khá tất bật để chuẩn bị cùng con dự lễ. Câu chuyện bé Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5M2 trường tiểu học Marie curie Hà Nội đã viết thư gửi tới thầy hiệu trưởng 40 trường học trên địa bản Hà Nội, mong hạn chế thả bóng bay vào ngày khai giảng để bảo vệ môi trường từng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Ngay sau đó, nhiều điểm tường không chỉ ở thủ đô Hà Nội đã đồng tình hưởng ứng, Bộ GD Đào Tạo cũng khen ngợi ý tưởng này và đề nghị nhân rộng. Ảnh: HaNoitv Tuy nhiên, đó chỉ là một trong rất nhiều mong muốn ở lễ khai giảng, Thầy cô, phụ huynh và học sinh còn chờ đợi ở sự kiện này một sự trang trọng nhưng không hình thức, hạn chế bắt các em tập dợt kịch bản, tập vỗ tay mà quên đi những cảm xúc thực sự. Hơn nữa, ở lứa tuổi các em học sinh, vốn không thích gò bó, khó có thể ngồi ngoan ngoãn trong thời gian dài, vì thế buổi lễ nên ngắn gọn, thiết thực. Những bài phát biểu hoặc chia sẻ nên là những câu chuyện thực tế, đơn giản để các em, những nhân vật chính trong ngày khai giảng có thể ghi nhận những ý nghĩa từ chia sẻ đó, tạo nên một tinh thần chủ động và hào hứng cho các em khi đến trường. Ảnh: Tiền Phong Đồng thời, ngày khai giảng chính là ngày tựu trường, cũng là điều được nhiều người mong muốn thực hiện, vì trên thực tế , các em thường bắt đầu tựu trường sớm hơn ngày khai giảng từ nửa tháng cho tới 1 tháng, và bắt đầu học chính khóa từ thời điểm đó. Điều này khiến cho khoảng thời gian nghỉ hè bị rút ngắn, và kỳ học bị kéo dài hơn, làm mất đi ý nghĩa thực sự của năm học. Thậm chí còn giảm đi sự hào hứng của các em trong ngày khai giảng và tựu trường. Dẫn đến tâm thế chán nản của các em khi mới vào năm học mới. Bài viết được tham khảo từ kênh Truyền hình Cần Thơ