Hôm nay bác sĩ rành chút thời gian chia sẻ cho các bạn về CHÂN, TAY, MIỆNG vì bắt đầu vào mùa bệnh rồi ( tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12). Đầu tiên các bạn nên chuẩn bị tinh thần là con mình kiểu gì cũng mắc căn bệnh này, bé nào ít thì 1 năm 1,2 lần còn bé nào nhiều hơn trên 3 lần là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy, hãy lưu lại và share về tường để biết cách xử lý cho con nhé. Khi nào bạn thấy con bạn nổi ban đỏ tay, chân, mông, miệng và bỏ ăn, bỏ uống quấy khóc thì "chia buồn" rằng, bé đã bị chân tay miệng. Thực chất bệnh chân, tay, miệng( Bs sẽ viết tắt CTM) cũng giống như căn bệnh cảm mạo khác do siêu vi, virut gây nên vì vậy nói không với kháng sinh. ● Nguyên nhân Bệnh này do nhiều siêu vi gây nên nhưng chủ yếu virut cấp tính là coxsackievirut A16, B và Enterovirut 71, E68 thông qua việc lây nhiễm Từ các bé đang bị bệnh : Phân, nước bọt, dịch chảy từ bóng vỡ lòng bàn tay, đồ vật mà các bé bị bệnh chạm vào... Các bạn đừng nghĩ nhốt con trong phòng mà không bị nhé, đôi khi nút ấn cầu thang máy cũng là chỗ lan truyền bệnh đó, bạn chạm vào đó mà về quên không có rửa tay tiếp xúc với bé ngay là bé cũng bị bệnh. ● Triệu chứng 1. Đầu tiên là Sốt, trẻ sốt nhẹ khỏang 2 đến 4 tiếng, thường thì vì sốt nhẹ nên các bạn không chú ý lắm, sau sốt trẻ bắt đầu có dấu hiệu phát ban ra ở bàn tay, bàn chân, vết loét bên trong miệng. Thông thường có đến 80% trẻ có dấu hiệu đầy đủ của bệnh CTM như: xuất hiện các nốt ban đỏ này có đường kính 2mm đến 4 mm nổi ở lòng bàn chân, mu bàn chân, đầu gối, mông, lòng bàn tay, mu bàn tay, khủy tay. Các nốt ban điển hình cỡ hạt đậu có màu trắng phồng có nước và xung quanh nốt ban màu trắng có viền đỏ. Tiếp theo đó là Các vết loét trong miệng ở mặt trong môi cả trên và dưới, 2 bên mặt trong của má, bề mặt lưỡi... Vết loét này sẽ bằng hạt đậu hình tròn hoặc bầu dục và thường có màu trắng đục xíu ( các bạn quan sát ảnh bên dưới). Còn 20% còn lại là chỉ có loét trong miệng không có xuất hiện tay, chân hoặc có ở tay, chân không có ở miệng nhưng vẫn được chẩn đoán ngay là CTM. Nói vậy thôi thực ra các nốt ban này có thể mọc trên toàn thân luôn, bất cứ chỗ nào và có bóng nước nhưng tập chung nhiều nhất CTM. 2. Còn các bạn mà sốt cao trên 39 độ liên tục trên 48 giờ là độ 2 mất rồi cần đi viện ngay, thông thường các bạn chủ yếu độ 1 thôi còn độ 2 ( A,B) độ 3, độ 4 là đi viện cấp cứu Bác sĩ sẽ không bàn đến trong bài viết này. ● Điều Trị Đây là căn bệnh phổ biến dễ xử lý khi ở độ 1, như đã nói ban đầu bệnh này ro virut gây lên không dùng kháng sinh, không cần thiết làm các xét nghiệm như máu, phân... Trừ khi các dấu hiệu bệnh không rõ dàng, bé sốt cao liên tục, sốc, phù phổi... Hiện bệnh này không có thuốc đặc hiệu và vắc xin phòng chống chỉ điều trị triệu chứng như là uống hạ sốt, ăn đồ mềm, lỏng. Nhiều bé do loét trong miệng rất là đau không ăn được và rất khó uống nước trẻ rất thiếu nước vì vậy không được ép ăn mà tích cực cho bé uống nước giàu vitamin C, cho nước hơi lạnh chút trẻ uống sẽ cảm thấy đỡ đau và uống được nhiều hơn. Trẻ sẽ tự khỏi sau 5 đến 7 ngày ( biến chứng bệnh sẽ sảy ra trong 5 ngày đầu, cần theo dõi thật chặt, qua 5, 7 ngày trẻ ổn thì yên tâm bệnh đã khỏi) Bác sĩ không khuyến khích bôi, ngậm những thứ dung dịch gì đó mà quảng cáo giúp bé đỡ đau hay nhanh khỏi... Điều đó là vô nghĩa mà ngược lại có khi làm bé tổn thương niêm mạc miệng, bề mặt da của bé nặng hơn. Nếu đi khám bác sĩ chuyên nhi chỉ định mới được dùng. Các bạn cho trẻ đi viện ngay nếu trẻ có các dấu này 1. Quấy khóc liên tục kéo dài Khi bị CTM, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. 2. Sốt cao liên tục không hạ Khi bệnh CTM trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 39 độ c liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ. 3. Hay giật mình Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa, trẻ giật mình đánh thót một cái rồi tay chân quờ quạng hoặc khua lung tung, trong vòng 30 phút mà diễn ra vài lần như vậy là đi viện ngay. 4. Yếu, liệt chân tay Quan sát thấy chân tay hoặc người bé yếu đi, bé biết đi mà loạng choạng khụy gối xuống, ngã té... 5. Rối loạn chi giác Bồn chồn quấy khóc bứt rứt không yên, li bì khó đánh thức, có kích thích nhưng bé không phản ứng lại. 6. Nôn liên tục Trẻ nôn ói liên tục, lúc này có thể virut đã tấn công vào tim hoặc não. 7. Khó thở Bụng ngực thở nhanh bất thường. Những trẻ dưói 12 tháng tuổi, béo phì, bệnh lý mãn tính có sẵn như tim, phổi, suy giảm miễn dịch... Cần phải chú ý đặc biệt. 👉 Nhắc lại : Không có thuốc đặc hiệu, không uống kháng sinh, không bôi dung dịch, kem gì, không cần uống nhiều loại vitamin cùng một lúc. ● Phòng Bệnh 1. Cách ly trẻ bị bệnh, cái này cũng tùy từng nơi của bé ở. Nếu trẻ ở độ 1 thì cũng không nhất thiết bắt bé nghỉ học để cách ly, mà chỉ áp dụng bé có nguy cơ cao như tiêu chảy, miệng nhiều đờm dãi chảy rong ra ngoài, bé có các bóng nước bự nó vỡ... Nhưng thường ở việt nam bác sĩ thấy các bé sẽ đc cho nghỉ học ngay. 2. Sát trùng, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, mặt phẳng mà bé tiếp xúc ( bàn, ghế, sàn nhà) bé và người tiếp xúc với bé rửa tay xà phòng thường xuyên. 3. Không dùng chung đồ dùng cá nhân của bé : Đũa, bát, thìa, cốc, bỉm tã thay xong gọn gàng tránh vương vãi ra ngoài. 4. Hạn chế cho bé mút tay, ngậm đồ vật... Bs. Huy