Sắp tới Trung Thu rồi, cũng chả còn mấy mà sẽ tới Tết, hôm nay mình muốn chia sẻ một câu chuyện cũng có liên quan rất nhiều tới con cái của chúng ta. Hôm qua mình có bắt gặp bà cô của mình (Em gái của bà nội) đang cho cháu nhỏ mới 1 năm 3 tháng tuổi ăn hạt hướng dương, mình nhịn không được đi qua nói với bà rằng: “Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn hạt hướng dương cũng như các loại hạt khác đâu bà ơi, vì nó còn nhỏ, khi ăn dễ bị hít vào khí quản, sẽ rất nguy hiểm bà ạ.” Không ngờ, bà trả lời mình rằng: "Có vấn đề gì đâu, nó cũng biết nhai đấy thôi!" Thái độ của bà rất là “cứng” nên quả thực mình cũng chỉ biết rờ rờ mũi, rồi im lặng. Sự nhiệt tình của mình cũng không thể giúp được gì nếu như bà vẫn cứ tự tin và chủ quan như vậy. Không biết mọi người có gặp qua trường hợp như vậy không? Thực ra thì, trước đây mình cũng đã từng thấy qua có người cho trẻ chưa tròn 1 tuổi uống nước mật ong, người đó còn cảm thấy phiền phức với ý kiến của mình, và nói rằng mình đã quá quy tắc. Gặp những tình huống như thế này khiến mình không biết nên làm gì để vẹn cả đôi đường. Mặc dù nói rằng, mình cứ làm tốt vai trò làm mẹ của mình với con của mình là được rồi, nhưng khi chứng kiến những hành động đó diễn ra trước mắt, lại không thể làm ngơ mà nói một câu nhắc nhỏ, cho dù có bị lạnh nhạt hay thái độ thái quá từ đối phương đi chăng nữa, mình vẫn cảm thấy đỡ khó chịu hơn vì ít ra mình đã tiếp tục làm những việc đúng đắn. Tại sao lại không nên cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn các loại hạt như hướng dương, hạt bí…? Trên tư liệu khoa học đã được chứng minh rằng, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện chức năng nhai và nuốt, còn các loại hạt dưa, hạt bí hay quả óc chó, hạt hạnh nhân... thuộc thể loại hạt rắn, khi cắn sẽ vỡ ra, nếu trẻ nhỏ ăn rất dễ bị sặc hạt vào khí quản, đấy là chưa kể con nhỏ thường vừa ăn vừa chạy nhảy, lại càng nguy hiểm hơn nữa. Đã có trường hợp thực tế phát sinh trước đây, một bé 2 tuổi ăn hạt dưa, sau đó không ngừng ho, sổ mũi, tiếng hít thờ ngày càng lớn, đưa con đi khám mấy phòng khám ngoài đều không biết vấn đề gì, lại cứ nhĩ con bị cảm cúm. Sau khi đã quá nặng thì gia đình mới đưa bé đi bệnh viện chụp X quang, phát hiện phổi phải của bé bị co xẹp, thì ra là có dị vật hạt dưa gây nên viêm nhiễm và chảy máu. Sau đó bé phải nằm phòng cấp cứu 3 ngày liền mới cứu sống. Cũng có trường hợp trẻ nhỏ hơn 1 tuổi ăn hạt dưa, kết quả bị thủng dạ dày, dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Những tin tức về các vấn đề sức khỏe của trẻ nhỏ này không hề ít, nhưng mỗi năm, đặc biệt các ngày Tết đều sẽ xuất hiện vài trường hợp thương tâm, nhiều bác sĩ cũng liên tục nhắc nhở, khuyến cáo, vậy nhưng vẫn còn nhiều người không để ý, hoặc coi đó là việc rất hiếm khả năng xảy đến nên cũng chẳng mảy mảy chú ý. Nhiều người lớn còn rất “cứng” mà phản biện rằng “Tôi nuôi mấy đứa con rồi, chả có đứa nào bị sao cả, chỉ vẽ chuyện”. Khi đó mình chỉ có thể lấy tay ôm mặt mà lắc đầu. Có người nghĩ rằng nghiền nát hạt dưa, hạt bí đó rồi cho con ăn sẽ được. Nhưng thực tế hành động đó lại càng dẫn đến nguy hiểm, trẻ nhỏ vẫn dễ bị sặc và hạt vụn dễ lạc vào khí quản, hơn nữa, khi hạt vụn nhỏ càng khiến cho quá trình phẫu thuật loại bỏ dị vật khỏi phổi khó khăn hơn. Vậy chẳng nhẽ, không có cách nào khác? Các loại hạt có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy không ăn chúng sẽ là một thiệt thòi, tuy nhiên chúng ta cần có những phương pháp phù hợp với trẻ nhỏ. Các mẹ có thể thử nghiền hạt thành bột mịn, hòa cùng với sữa để cho con uống. Hoặc hiện nay đang rất thịnh hành dạng sữa hạt mà các mẹ có thể tự làm tại nhà. Việc này vừa an toàn cho trẻ lại vừa giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất từ các loại hạt. Ba mẹ không nên mạo hiểm sức khỏe và mạng sống của con chỉ để thử hay để phản đối những cảnh báo này, điều đó thực sự không đáng. Hy vọng những chia sẻ của mình có thể giúp ba mẹ hiểu hơn về sự nguy hiểm của các loại có thể xảy đến cho con nhỏ, từ đó sẽ có những phương pháp chăm con tốt và hiệu quả hơn. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều! Ba mẹ có thể tham khảo nên bài viết về cách làm sữa hạt siêu ngon để cả nhà cùng thử nhé!