Mấy ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng dầm dộ đưa tin về căn bệnh này, theo ghi nhận hiện tại khoa nhiệt đới bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 20 ca bệnh thì có 4 ca đã chết, đặc biệt có một ca bị vi khuẩn hoại tử hết cánh mũi. Khoa Nhi bệnh viện Xanh-pôn và viện Nhi Tw bắt đầu có bệnh nhân nhí có các dấu hiệu bệnh whitmore đến khám, đang lấy mẫu cấy mủ để chẩn đoán. Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, trong thời gian từ tháng 7 - 9, bệnh viện phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore. Hiện tại có một cháu đã được xuất viện, còn 2 cháu vẫn đang điều trị tích cực và có tiên lượng tốt. Ba trường hợp đều đến viện trong tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, bệnh tình đã nặng vì cứ điều trị tại nhà do lầm tưởng mắc quai bị. Tuy nhiên, khi được các bác sỹ cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore. Vi khuẩn ăn thịt người và bệnh nhân bị hoại tử mũi Bệnh Whitmore diễn ra từ tháng 6-11, bệnh này đã có cả chục năm nay nhưng 1,2 năm gần đây lại bùng phát mạnh. Bệnh có tỉ lệ tử vong 50%-60%, bệnh không có có những triệu chứng cụ thể mà rất chung chung vì vậy các bác sĩ tuyến dưới thường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như nhiễm khuẩn tụ cầu, lao toàn thân, lao phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp...Hiện tại dưới 10% là chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu. Nhiều bệnh nhân chẩn đoán đúng nhưng nhiều khi điều trị sang tuần thứ 2 rồi vẫn bị tồn thương gan, tổn thương thận, tổn thương phổi, suy hô hấp, truỵ tim mạch... Bệnh nhi bị mắc vi khuẩn ăn thịt người ở Nghệ An DẤU HIỆU BỆNH Vi khuẩn Whitmore tồn tại trong đất, nước, da niêm mạc người bệnh. vì vậy nó lan truyền rất nhanh khi mà người không bị bệnh hít phải bụi, uống phải nước chứa vi khuẩn, vết thương hở tiếp xúc với da người bị bệnh whitmore. Bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực, và đau nhức các cơ bắp. Bệnh còn có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) kèm với sốt và đau cơ. Vi khuẩn hít vào qua đường hô hấp gây viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây áp xe ở gan và lách, viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng da, cơ vân. Bệnh có thể lan toả từ da vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, hoặc diễn tiến thành một hình thái Whitmore mạn gây thương tổn đến tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp, và mắt. Bệnh lây từ người sang người, từ mẹ sang con. ĐIỀU TRỊ Như Bs nói ở trên thì khâu khám và phát hiện chẩn đoán đúng bệnh whitmore hết sức quan trọng. Hiện nay, kháng sinh dùng để điều trị vi khuẩn Whitmore không nhiều, cũng chỉ “đếm trên đầu ngón tay” với các loại kháng sinh như ceftazidime, meropenem, cotrimoxazol hoặc kháng sinh điều trị duy trì như doxycyclin, amoxicillin/acid clavulanic… Bệnh whitmore không có có văcxin tiêm phòng, không có các phương pháp phòng bệnh đặc hiệu và khi mắc bệnh lại hay bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác. Khi được chẩn đoán đúng bệnh thì việc điều trị sẽ kéo dài, tốn kém chỉ cần không tuân thủ một bước nhỏ thôi là bệnh tái lại rất nhanh, nguy cơ tử vong cao. Vi khuẩn ăn thịt người dễ lây lan PHÒNG BỆNH 1. Sử dụng đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động như ủng, giày, găng khi tiếp xúc bùn đất. 2. Cắt bỏ hết móng tay sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với con trẻ, đồ ăn.. 3. Tránh để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, bùn đất. 4. Che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi. 5. Không để bé lăn, lê, bò dưới đất nền, ngoài vườn, nhất là các bé biết đi, xểnh ra cái là thấy tận sân nhà rồi. 6. Ăn chín, uống sôi. Bs. Huy