Mang thai tuần thứ 35, tức là tuần cuối cùng của tháng thứ 8. Vào tuần này, cánh tay và chân của em bé của bạn ngày càng mũm mĩm, làn da của bé trở nên hồng hào và mịn màng. Dường như bé đang trở nên mũm mĩm để sẵn sàng cho những cái ôm âu yếm của bạn! Cơ thể của bé Ở giai đoạn này, phổi của bé tiếp tục phát triển và đang sản xuất chất hoạt động bề mặt. Phổi của bé hoạt động bình thường và có thể hít vào không khí khi bé nằm ngoài tử cung nhờ chất Surfactant. Không chỉ phổi, bộ não và hệ thần kinh của bé vẫn đang phát triển, hệ thống tuần hoàn và hệ thống cơ xương khớp đã phát triển đầy đủ. Và có lẽ bé đang chuyển sang tư thế cúi đầu hướng về phía dưới để chuẩn bị cho việc sinh nở. * Tăng cân thần tốc trong những tuần cuối thai kỳ Triệu chứng thường gặp khi mang thai tuần thứ 35 Đi tiểu thường xuyên & tiểu không tự chủ: Cơ thể em bé đang di chuyển dần xuống xương chậu, trọng lượng của em bé cũng đang đè nặng thêm vào bàng quang. Bạn sẽ thấy cơ thể mình luôn muốn đi tiểu thường xuyên, thậm chí bạn còn ra nước tiểu khi bạn cười, ho hoặc khi bạn cúi xuống. Hãy quản lý việc đi tiểu không tự chủ bằng cách thay quần lót thường xuyên, đảm bảo không bị hôi hám và nhiễm trùng. Ngoài ra, bài tập tập thể dục Kegel thường xuyên để giúp tăng cường cơ bắp ở khu vực xung quanh lỗ âm đạo. Điều này có thể giúp cải thiện kiểm soát bàng quang của bạn bằng cách cho phép bạn siết chặt các cơ đó chặt hơn nếu cần thiết. Khó ngủ: Không có gì lạ khi bạn phải trải qua chứng mất ngủ trong vài tuần cuối của thai kỳ, điều này cũng có thể gây ra do bạn khó có thể tìm được tư thế ngủ thoải mái để thích nghi với bụng bầu. Hãy để không gian phòng ngủ của bạn thật thoải mái, cố gắng ngủ trưa nếu có thể và ngủ với tư thế nằm nghiêng bên trái, kết hợp gối đỡ sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi bước vào giấc ngủ. Đau đầu: Như thường lệ, hormone là thủ phạm gây đau đầu. Các nguyên nhân gây đau đầu khác có thể là do mệt mỏi khi mang thai, căng thẳng, nhanh đói khi mang thai, căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, ăn quá nhiều, tắc nghẽn xoang, dị ứng hoặc kết hợp bất kỳ hoặc tất cả những điều này khiến bạn đau đầu. Khi bạn bị đau đầu, hãy dành vài phút nằm trong một căn phòng tối, yên tĩnh. Nếu bạn đang ở nơi làm việc, hãy cố gắng nhắm mắt lại và đặt chân lên trong 15 phút. Bổ sung giấc ngủ nếu như bạn bị thiếu ngủ, tuy nhiên đừng ngủ nhiều quá nếu không bạn cũng bị đau đầu do ngủ nhiều. Không chỉ ngủ, bạn cũng cần ăn uống phù hợp, tránh đói nếu không muốn chóng mặt vì thiếu lượng đường trong máu. Hay quên: Sự hay quên là hoàn toàn bình thường và cực kỳ phổ biến, nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của bạn thực sự hoạt động khác đi khi mang thai. Khối lượng tế bào não của bạn thực sự giảm trong ba tháng thứ ba của thai kỳ, do vậy bạn bị gọi là ''não cá vàng'' là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đừng lo lắng, vì bộ não của bạn sẽ hoạt động trở lại sau vài tháng kể từ khi sinh xong. Những điều mẹ cần chú ý trong tuần thứ 35 của thai kỳ Tiền sản giật: Đây là một rối loạn huyết áp nghiêm trọng có thể xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ, hoặc trong ba tháng thứ ba của thai kỳ, hoặc sau khi sinh con. Một số dấu hiệu của tiền sản giật là chứng đau đầu sẽ không biến mất, thay đổi thị lực hoặc mắt hoa, khó thở hoặc đau ở bụng trên hoặc vai. Bạn có thể liên lạc và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các dấu hiệu cũng như những biện pháp đối phó với tiền sản giật. Chuẩn bị khi lựa chọn sinh thường: Nếu bạn dự định sinh thường qua đường âm đạo, thì bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu suy nghĩ về các vị trí bạn có thể muốn thử trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Bạn nên xác định trước xem mình sẽ sinh ở đâu, các vật hỗ trợ giúp quá trình chuyển dạ như bóng sinh học, các động tác giúp chuyện dạ nhanh hơn sẽ được áp dụng ra sao. Đặt lịch hẹn khám với bác sĩ: Ở giai đoạn này, bạn có thể có các cuộc hẹn chăm sóc sức khỏe mỗi tuần. Bạn có thể có bài kiểm tra Strep nhóm B bằng việc kiểm tra khu vực âm đạo và trực tràng. Mặc dù vi khuẩn này là phổ biến và sẽ không làm cho bạn bị bệnh, nhưng nó có thể gây hại cho em bé nếu bé tiếp xúc với nó trong quá trình sinh nở. Trong trường hợp khám xét chẩn đoán bệnh, bạn sẽ được cho dùng kháng sinh trong khi sinh để tránh bị phơi nhiễm. * Thai nhi tuần thứ 36: Bé nhận ra những bài hát ru của mẹ