Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nên và không nên ăn những thực phẩm này nếu bạn đang bị tiểu đường trong thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng làm suy yếu khả năng xử lý đường huyết của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao (glucose) xảy ra trong thai kỳ, nó thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến cả người mẹ và em bé.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng làm suy yếu khả năng xử lý đường huyết của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao (glucose) xảy ra trong thai kỳ, nó thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến cả người mẹ và em bé. Tuy nhiên, nếu tuân thủ một số quy tắc ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm các biến chứng. Vậy nên ăn gì và tránh ăn những gì nếu bị tiểu đường trong thai kỳ? Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ có thể bao gồm: ·     Khát nước bất thường ·     Đi tiểu thường xuyên ·     Mệt mỏi ·     Buồn nôn ·     Thường xuyên nhiễm trùng bàng quang ·     Mờ mắt (hoa mắt) ·     Kiểm tra thấy đường trong nước tiểu Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong thai kỳ, và đặc biệt là nếu phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thì cần phải chú ý hơn. Nếu để lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho người mẹ và thai nhi. Do vậy, để theo dõi lượng đường trong máu, cần theo dõi số lượng, loại và mức độ tiêu thụ carbohydrate thường xuyên ra sao.    Theo dõi carbohydrate Giữ đều khoảng cách các bữa ăn hàng ngày có chứa carbohydrate có thể giúp tránh tăng đột biến lượng đường trong máu. Bằng cách ăn 3 bữa nhỏ và 2-4 bữa nhẹ mỗi ngày thay vì tập chung ăn bữa lớn để tránh lượng đường tăng đột ngột. Dưới đây là 1 số cách điều chỉnh lượng đường trong máu: ·     Tránh ăn quá nhiều carbohydrate cùng một lúc ·     Ăn kết carbohydrate với nhiều chất xơ ·     Kết hợp ăn carbohydrate với protein hoặc chất béo lành mạnh ·     Không bỏ bữa ·     Ăn một bữa sáng giàu carbohydrate giàu chất xơ và chất xơ Ăn thực phẩm có chỉ số đường thấp Thực phẩm có lượng đường huyết thấp để ăn bao gồm: ·     Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch hoặc yến mạch ·     Rau không tinh bột ·     Một số loại thực phẩm có tinh bột như ngô, đậu Hà Lan và cà rốt. ·     Một số loại trái cây, chẳng hạn như táo, cam, bưởi, đào và lê. ·     Một số loại đậu (đỗ), như đậu lăng và đậu xanh. Ăn nhiều protein Ăn protein cùng với carbohydrate, hoặc chọn carbohydrate mà cũng có chứa protein, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn thực phẩm như nạc, hoặc các loại giàu protein, chẳng hạn như: Cá, gà, trứng, đậu hũ, đỗ, quả hạch, hạt giống, diêm mạch, một số loại hạt và các loại cây họ đậu. Chọn ăn những chất béo không bão hòa Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn có thể tìm thấy một số thực phẩm chứa Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn có thể tìm thấy một số thực phẩm chứa chất béo không bão hòa bao gồm: ·     Dầu ô liu, dầu lạc ·     Trái bơ ·     Các loại hạt ·     Cá hồi, cá mòi, cá ngừ. ·     Hạt chia Uống nước Uống nhiều nước có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, góp phần đẩy đường ra ngoài qua hệ thống tiêu hóa. Do vậy, bạn nên uống một ly nước lớn với mỗi bữa ăn và một ly khác giữa các bữa ăn. Các thực phẩm cần tránh Các thực phẩm có đường sẽ khiến cho lượng đường tăng, do vậy cần tránh một số thực phẩm có đường như: ·     Bánh, bánh quy, bánh pudding. ·     Kẹo ·     Nước ngọt ·      Nước ép trái cây có thêm đường Tránh thức ăn nhiều tinh bột Những thực phẩm nhiều tinh bột có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu cao. Do đó, cần lưu ý chỉ ăn một lượng nhỏ chúng. Dưới đây là một số thực phẩm nhiều tinh bột cần lưu ý:   ·     Khoai tây trắng ·     Bánh mì trắng ·     Gạo trắng ·     Mì trắng Ngoài những thực phẩm nhiều tinh bột ra, nên tránh ăn những loại thực phẩm không rõ ràng, chúng có thể chứa lượng đường hoặc carbohydrate như: Những thực phẩm chế biến, một số gia vị như sốt cà chua, đồ ăn nhanh và rượu. Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, nên tránh ăn những loại sữa chua có thêm đường hoặc chất chất ngọt nhân tạo. Vì sao tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm? Nếu một thai phụ bị tiểu đường, điều này sẽ làm tăng nguy cơ người mẹ sẽ gặp phải các biến chứng. Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy cơ cho trẻ sơ sinh như: ·    Trẻ có cân nặng, làm cho việc sinh nở trở nên khó khăn ·     Sinh non ·     Có lượng đường trong máu thấp ·     Phát triển bệnh tiểu đường loại 2 khi trưởng thành Đối với thai phụ, các biến chứng tiềm ẩn bao gồm:    ·     Huyết áp cao và sinh con lớn hơn. ·     Sinh em bé lớn hơn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu quá nhiều và cần phải mổ lấy thai ·     Tiếp tục phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau khi mang thai