Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 36 tuần tuổi】Bé nhận ra những bài hát ru của mẹ

Tai của em bé cũng nhạy cảm hơn, khi chào đời, bé có thể nhận ra giọng nói và những bài hát mẹ hay hát ru khi bé còn trong bụng lúc này đó!

Bạn đang mang thai tuần thứ 36, có nghĩa là bạn đã chính thức bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ! Em bé của bạn đã sẵn sàng để chào đời, lúc này da bé trông có màu hồng và đôi chân mũm mĩm. Bây giờ, em bé của bạn đang trở nên mũm mĩm với đôi má ửng hồng. Bé có thể mở mắt, mút ngón tay cái, thở và nhận ra giọng nói của mẹ đó! Sự phát triển của bé Trong tuần này, sự tăng trưởng của bé chậm lại về kích thước, mà thay vào tập chung phát triển toàn diện các cơ quan hơn. Hơn nữa, sự chậm lại về kích thước của bé cũng sẽ phù hợp để bé chui ra lúc sinh đẻ.  Tai của em bé cũng nhạy cảm hơn, khi chào đời, bé có thể nhận ra giọng nói và những bài hát mẹ hay hát ru khi bé còn trong lúc này bụng đó!  Hệ thống tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của bé đã sẵn sàng chuẩn bị cho môi trường bên ngoài tử cung. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn toàn, đơn giản vì bé chưa có gì để tiêu hóa. Do vậy, hệ thống tiêu hóa sẽ không hoàn toàn trưởng thành cho đến khi bé đươc 1-2 tuổi.   Khi mang thai tuần thứ 36, xương sọ của em bé chưa được hợp nhất với nhau, đầu bé tương đối mềm. Điều này sẽ phù hợp cho phép bé dễ dàng chui ra trong lúc sinh, nhưng cuối cùng chúng sẽ cứng lại trong những năm tháng sơ sinh của em bé.   Cơ thể mẹ   Cái bụng bầu của bạn dường như luôn đầy ắp lên tận ngực, đó là khi kích cỡ của bé ngày một gia tăng. Tuy nhiên, từ khoảng thời gian này bạn sẽ thấy khoảng không trên ngực sẽ dần được thư giãn hơn và phổi của bạn cũng đc thoải mái hơn 1 chút, đó là vì đầu bé hướng xuống vùng xương chậu thấp hơn tử cung để chuẩn bị cho việc được chui ra.  Triệu chứng mang thai 36 tuần Dịch nhầy âm đạo: Dịch nhầy tiết ra từ âm đạo có thể nhiều hơn, thậm chí bạn sẽ thấy những vết máu màu hồng, xám hoặc nâu cũng có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, vì lúc này tử cung của bạn vốn nhạy cảm và đang bắt đầu thư giãn.   Áp lực vùng xương chậu: Nếu như phổi của bạn có thể cảm thấy tự do hơn, nhưng vùng xương của bạn hiện đang mang thêm trọng lượng đó. Những tuần cuối của thai kỳ, bạn sẽ có cảm giác như mình đang mang một quả bóng bowling giữa hai chân của bạn. Để giảm bớt sự khó chịu, hãy thư giãn với việc nâng cao hông, thực hiện một số  bài tập xương chậu, tắm nước ấm, mát xa hoặc thử một số liệu pháp bổ sung và thay thế.  Sưng mắt cá chân và bàn chân: Phù nề lúc này có vẻ đáng chú ý hơn, vì lúc này cơ thể bạn đang tích tụ nhiều chất lỏng. Không chỉ mắt cá chân, mặt, bàn chân, tay và ngón tay cũng có thể bị sưng. Miễn là sưng nhẹ, thì nó có thể được coi là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu sưng đột ngột hoặc nghiêm trọng, bạn cần được gặp bác sĩ kiểm tra ngay lập tức, vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.  Tránh đứng quá lâu, khi ngồi nên giơ cao chân lên, mang giày thoải mái, tránh mang vác vật nặng và khi ngủ nằm nghiêng về bên trái. Đây là những cách giúp cho mác mao mạch của bạn được lưu thông dễ dàng dơn, đồng thời giúp bạn giảm phù nề, sưng và đau.  Đi tiểu thường xuyên hơn: Vì em bé đang di chuyển dần về khu vực xương chậu, do vậy áp lực lên bàng quang cũng sẽ tăng. Vì vậy, rất dễ hiểu vì sao bạn thường xuyên muốn đi tiểu hoặc đi tiểu không tự chủ. Do vậy, sử dụng miếng lót mỏng và mặc quần lót thoáng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và sạch sẽ hơn.  Chuyển động của thai nhi: Không gian trong bụng cho bé bây giờ đã ít đi, đồng nghĩa là bạn cũng sẽ cảm nhận được những cú đá của bé rõ ràng hơn.  Lời khuyên cho mẹ trong tuần thai thứ 36  * Tăng cân thần tốc cho bé trong những tuần cuối thai kỳ Bổ sung vitamin B6: Vitamin B6 có chức năng giúp cho cơ thể xây dựng tế bào, lúc này cũng là lúc em bé của bạn cần sự dụng tất cả protein đó để thực hiện công việc xây dựng tế bào. Nó đóng vai trò lớn trong sự phát triển não và hệ thần kinh của bé. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy B6 có trong các thực phẩm như chuối, bơ, đậu nành, khoai tây, cà chua, mầm lúa mì, gạo nâu, cám, rau bina, dưa hấu và thịt.  Chuẩn bị thông báo sinh: Còn chần chờ gì nữa? Lúc này bạn cần chuẩn bị cũng như thông báo cho lịch trình sinh của mình. Nếu người bạn đời của bạn đang ở xa, lúc này cũng là lúc anh ấy nên xuất hiện để chuẩn bị bên cạnh bạn lúc sinh. Khi sinh, bạn cần được hỗ trợ của những người thân bên cạnh, cũng là lúc bạn chuẩn bị tinh thần cho trường hợp chuyển dạ sớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Lưu ý thay đổi chuyển động của em bé: Đừng lo lắng nếu chuyển động của bé lúc này đã thay đổi từ những cú đá hoặc cú đâm mạnh sang vặn vẹo, đó là khi bé có ít không gian hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý hoặc đếm những chuyển động mỗi ngày. Khi thấy bé có vẻ im lặng trong 1 khoảng thời gian, bạn nên thử nhấm nháp một loại đồ uống có đường và xem liệu em bé của bạn có tỉnh táo không.  Nếu bé tỉnh táo, bé sẽ chuyển động khi bạn uống đồ ngọt hoặc thậm chí là uống nước đá lạnh. Khi lo lắng thấy tần suất chuyển động của bé thay đổi, bạn nên liên lạc với bác sĩ để xác nhận rằng bé vẫn đang khỏe mạnh. * Thai nhi tuần thứ 37: Ngón tay của con đang tập cầm nắm mọi thứ