Oa! Lúc này em bé của bạn to bằng quả dưa hấu nhỏ nhỏ xinh xắn! Mang thai tuần thứ 39, tức là em bé đã được 8 tháng và 3 tuần, lúc này em bé của bạn to bằng quả dưa nhỏ xinh xắn! Em bé của bạn vẫn tiếp tục phát triển một lượng mỡ cơ thể, điều này sẽ giúp bé kiểm soát với nhiệt độ bên ngoài sau khi được sinh ra. * Thai nhi tuần thứ 38: Bé con sẵn sàng để giao tiếp với mẹ qua tiếng khóc the thé của mình Như đã nói ở tuần trước, hiện tại phổi và não của bé vẫn đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển sau khi bé chào đời. Trên thực tế, não của bé sẽ chưa đạt được kích thước đầy đủ cho tới khoảng hai năm nữa và phổi có thể chưa trưởng thành hết cho đến khoảng 3 tuổi. Ngay lúc này, phổi đang bận rộn sản xuất chất hoạt động bề mặt để giữ cho các túi khí không bị dính lại với nhau khi bé thở hơi thở đầu tiên. Triệu chứng khi mang thai tuần thứ 39 Đau vùng xương chậu: Ở những giai đoạn cuối này, đầu của em bé đang gây áp lực lên vùng chậu của bạn và tăng dần cho đến khi em bé được sinh ra. Những triệu chứng đau vùng xương chậu giống như bị chuột rút kinh nguyệt và khó tiêu. Nhiều khi đau vùng chậu của giai đoạn này cũng là dấu hiệu của sự chuyển dạ sớm. Đau lưng: Trong thời gian này, chứng đau lưng sẽ trở lên tồi tệ hơn, do các áp lực lên dây chằng và dây thần kinh. Bạn có thể làm dịu cơn đau bằng tắm nước ấm, nó sẽ giúp các mạch được lưu thông dễ hơn. Thấy xuất hiện máu âm đạo: Việc cận kề tuần sinh này, bạn có thể sẽ thấy tiết dịch âm đạo có màu máu hồng hoặc hơi nâu. Đây có thể là các mạch máu vỡ ra trong tử cung. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, vì đây có thể là một dấu hiệu của cổ tử cung đang giãn mở ra để chuẩn bị cho sinh nở. Chuyển động của thai nhi thay đổi: Cái ''tổ nhỏ'' của bé dần chật chội hơn, đồng nghĩa với việc kích thước cơ thể có bé lớn hơn. Thay vì những chuyển động như những cú đấm, thì giờ đây bé chuyển động uốn éo và quay người. Tốt nhất, bạn nên đếm số lượt chuyển động của bé mỗi ngày để phát hiện sự thay đổi bất thường trong chuyển động. Sự thúc giục bản năng làm mẹ: Những sự thúc giục bản năng làm mẹ khiến bạn dồn hết năng lượng vào sự phấn kích cũng như lo lắng, có lúc bạn sẽ cuống cuồng muốn dọn dẹp nhà cửa như thể chuẩn bị ra mắt em bé tương lai của bạn. Tuy vậy, bạn đừng quá lo lắng hoặc phát điên lên, nếu bạn không muốn năng lượng của bản thân bào mòn cho đến khi bé yêu của bạn được sinh ra. Chú ý dành cho mẹ Co thắt thường xuyên: Nếu bụng của bạn siết chặt lại và đã lặp đi lặp lại trong một thời gian, đây có thể bắt đầu là thời gian cho các cơn co thắt. Biểu hiện của giai đoạn đầu chuyển dạ, các cơn co thắt có thể diễn ra trong khoảng từ 5 đến 15 phút và mỗi cơn co thắt có thể kéo dài trong khoảng từ 60 đến 90 giây. Khi các cơn co thắt xảy ra đều đặn và không dừng lại ngay cả bạn thay đổi vị trí, đây có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ, đây cũng là lúc bạn quấn gói chuẩn bị cho lúc sinh đẻ rồi. Vỡ ối: Ở tuần 39 thai kỳ, dịch tiết ra rất nhiều nước thay vì ra lượng nước như thông thường của nó, điều đó có thể có nghĩa là bạn đã bị vỡ ối và bạn có thể sẽ chuyển dạ trong vài giờ sau khi vỡ ối. Tiền sản giật: Trong những tuần cuối của thai kỳ, một số bà mẹ có nguy cơ mắc chứng rối loạn huyết áp. Một vài triệu chứng có thể xảy ra bao gồm sưng mặt và tay, đau đầu, buồn nôn và nôn, tăng cân đột ngột, khó thở và thay đổi thị lực. Hãy liên hệ với bác sĩ và kiểm tra sức khỏe nếu bạn bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng kể trên. Việc kiểm soát tiền sản giật có thể được bác sĩ kiểm tra huyết áp thường xuyên, duy trì theo dõi cho đến tận tuần cuối cùng của thai kỳ. Gợi ý cho mẹ trong tuần này Châm cứu: Một số bằng chứng cho thấy việc chấm cứu có thể điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích cổ tử cung của bạn giãn ra. Mặt khác, không hoàn toàn khẳng định nhưng nhiều người còn cho rằng việc quan hệ tình dục khi đạt cực khoái có thể giúp mang lại các cơn co thắt thưu giãn tử cung. Đi dạo: Sử dụng những đôi giày thể thao và đi bộ dài. Đây không phải là một phương pháp đã được chứng minh về mặt y tế khi chuyển dạ ở tuần 39, nhưng một số chuyên gia tin rằng trọng lực sẽ đẩy em bé xuống cổ tử cung của bạn và áp lực sẽ bắt đầu giãn cổ tử cung. * Thai nhi tuần 40: Mẹ đã sẵn sàng gặp con yêu chưa?