Trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên sẽ là năm mà bé phát triển nhanh nhất trong cả cuộc đời. Tuy nhiên, não bộ của trẻ lúc này không phát triển theo tuyết tính mà phát triển theo mô thức thức gần giống như “bước nhảy alpha”. Mỗi thời điểm chuẩn bị cho kỳ nhảy vọt đó, trẻ sẽ có những biểu hiện khó chịu bất thường, hay quấy khóc, không chịu ăn... Những biểu hiện này sẽ dễ khiến mẹ lo lắng liệu con nhỏ có đang gặp vấn đề nào về sức khỏe. Nếu mẹ hiểu được đây chỉ là thời điểm mà bộ não của con đang có bước phát triển nhanh chóng và quan trọng thì sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều. Đồng thời cũng sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với tuần khủng hoảng của trẻ. 【Kỳ 1: “Bước nhảy Alpha” trong sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh】 Khi trẻ đầy tháng, cả nhà có lẽ cũng đã quen dần với sự xuất hiện của thiên thần nhỏ, ba mẹ và cả ông bà cũng đang dần lên tay hơn với công tác chăm sóc bé, cả nhà cảm thấy an tâm vì đã hiểu được cách chăm sóc một đứa trẻ. Tuy nhiên, thế giới của trẻ sơ sinh là một nơi mà người lớn sẽ không dễ dàng hiểu như vậy. Chỉ sang khoảng tuần thứ 5 sau sinh, bé sơ sinh của bạn sẽ bước vào kỳ phát triển não nhảy vọt đầu tiên trong cuộc đời. Trí não trở nên mẫn cảm hơn thời điểm vừa sinh ra, trong khi tất cả các giác quan của con bị vô số cảm giác tác động tràn vào đột ngột, khiến con bối rối và bất lực, bản năng của con muốn trở về tử cung – nơi ấm áp và cho con cảm giác quen thuộc. Chính vì thế, bé yêu cần mẹ ôm ấp và vuốt ve nhiều hơn trong lúc này, có thể đây cũng là lần đầu tiên ba mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy rõ rệt hơn những khó khăn khi dỗ dành con của một ông bố bà mẹ bỉm sữa . Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong một ngày, một số em bé có thể kéo dài tới 1 tuần và tất nhiên, sau bước nhảy vọt này, bé sẽ làm ba mẹ ngạc nhiên đấy. Những tín hiệu dần xuất hiện Đối với trẻ sơ sinh mà nói, tùy vào quá trình phát triển và lớn lên của con, những gì con nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, cảm giác thấy, đều là những cảm nhận mới mẻ mà con đang thử, một số thứ con thích thú, một số thứ thì lại không. Bởi lẽ con không biết làm cách nào để ứng phó với những thay đổi mới lạ này, nên bé chỉ có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ mẹ, đồng thời, khi không thể biểu đạt cảm nhận của mình bằng lời nói, con dựa vào phản ứng bản năng của mình để thể hiện các nhu cầu. Điều này đòi hỏi người mẹ phải có cái nhìn sâu sắc về phản ứng của em bé và hiểu những gì bé muốn thể hiện. Dưới đây là những tín hiệu cơ bản cho bước nhảy vọt đầu tiên của bé: 1. Bé yêu sẽ vô cùng cảm thấy bứt dứt khó chịu, khóc to, thậm chí khóc ré lên, lúc nào cũng muốn mẹ bế ẵm trên tay, chỉ cần mẹ đặt xuống giường là sẽ tiếp tục khóc. 2. Thích và cảm thấy am tâm khi được gần gũi với mẹ, chỉ cần mẹ ẵm trên tay và cho bú no thì con sẽ yên tĩnh mà ngủ ngon lành. Những biểu hiện này của con khi đó sẽ khiến mẹ lo lắng và bối rối, thông thường mẹ sẽ nghĩ: Do con đói, tè hoặc ị rồi, con đang khó chịu ở đâu, sữa mẹ không đủ cho con bú.... Nhưng khi mẹ đã xử lý tất cả các vấn đề trên, đều không giúp con ngoan ngoãn trở lại như thời điểm trong tháng mới sinh, mẹ vừa tự tin về tay nghề chăm con của mình chưa bao lâu thì cứ như vậy mà bị con yêu phá bỏ rồi. Do đó, hiểu được từng bước phát triển trí não của bé có thể khiến các mẹ chăm sóc bé tự tin hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy cơ thể của em bé sẽ trải qua những thay đổi to lớn trong khoảng tuần thứ năm, những thay đổi này ảnh hưởng đến không chỉ các cơ quan và sự trao đổi chất của cơ thể, mà còn cả ở nhận thức - đó là hệ thống thần kinh não bộ. Sau bước nhảy vọt đầu tiên, cơ thể bé sẽ có những thay đổi và thành thạo các kỹ năng mới sau đây (Lưu ý rằng các mục sau đây không phải là những gì bé có thể làm được hoàn toàn, mà là bé làm được một phần trong đó): Thay đổi cơ thể - Thở đều và có quy luật hơn - Giật mình, chân tay run rẩy (ví dụ, khi có âm thanh bên ngoài, bé sẽ ngạc nhiên hoặc chân tay duỗi ra) - Khi bé khóc bắt đầu có nước mắt. - Có thể nhìn vào các vật cách mắt 30 cm - Trớ sữa và nấc ít hơn thời điểm trong tháng mới sinh - Ít khả năng bị nghẹt thở hơn. Các kỹ năng mới - Năng lực chú ý vào đồ vật trước mặt được tăng cường - Các âm thanh xung quanh có thể gây nên sự tò chú ý của bé - Xúc giác và khứu giác của con linh hoạt hơn - Xuất hiện nụ cười đầu tiên của con, hoặc con thích cười hơn khoảng thời gian trước đó. - Xuất hiện cụ cười mang tính giao tiếp xã hội, có nghĩa cười trở thành một loại phương thức biểu đạt của con. - Thời gian thức của con dài hơn, cũng hoạt bát và hiếu động hơn với môi trường xung quanh. - Lúc vui vẻ sẽ phát ra các âm thanh - Càng thường xuyên thể hiện thái độ thích và không thích. Các kỹ năng trên thường không xuất hiện cùng lúc, hơn nữa mỗi bé cũng có những sở thích khác nhau, có một số bé rất thích được nhìn ngắm các vật thể xung quanh, một số bé thích thú với tiếng động, một số thích được ôm ấp động chạm, một số bé khác lại không thể hiện thích thú rõ rệt nào, những sự khác biệt này chỉ là vấn đề tính cách trẻ không giống nhau, hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Bài viết liên quan nên tham khảo: Cẩm nang wonder weeks - Ơn giời, "bản tin dự báo thời tiết" về các đợt khó ở quấy khóc của con đây rồi! Làm thế nào để giúp bé yêu vượt qua kỳ khủng hoảng phát triển đầu tiên này? Cách tốt nhất là dành cho bé càng nhiều tình yêu và sự hỗ trợ càng tốt. Hãy nhớ rằng, trong khoảng thời gian này, nhiều bao nhiêu tình yêu của mẹ đi chăng nữa cũng sẽ không làm hư đứa trẻ. Các mẹ có thể đồng hành và giúp em bé trải qua bước nhảy vọt đầu tiên theo những cách sau: 1. Khi con yêu đang khóc lóc hay khó chịu Ôm ấp con trong tay và nhẹ màng vuốt ve, có thể để da con tiếp xúc với là da của mẹ nhiều hơn. Ôm con và đi lại chậm rãi, cũng có thể hơi đung đưa nhẹ cánh tay Nói chuyện nhỏ nhẹ với con, hát các bài hát nhẹ nhàng cho con nghe Nắm bàn tay nhỏ của con, hoặc vỗ nhẹ vào mông để con bình tĩnh hơn. 2. Giúp con phát triển các giác quan tốt hơn - Hỗ trợ con yêu dùng mắt để khám phá thế giới, cho bé xem một bức tranh rõ ràng về đường viền hoặc khuôn mặt của người mẹ ... - Giúp em bé khám phá thế giới bằng đôi tai của mình, cho con nghe các âm thanh đơn lẻ như tiếng xào xạc, tiếng chuông, tiếng kèn hoặc trò chuyện với con ... - Hỗ trợ bé khám phá thế giới bằng xúc giác, ôm ấp bé, cho bé sờ nắm tay mẹ hoặc các đồ vật mềm nhiều hơn, da chạm da giữa ba mẹ và con. Cần lưu ý rằng cho dù bạn tập cho con nhìn, nghe hay chạm vào, bạn nên cố định khoảng thời gian vừa phải. Đừng làm quá quá lâu hoặc làm cho bé quá phấn khích. Hãy cho bé thời gian nghỉ ngơi. 3. Hãy để con yêu biết rằng bạn hiểu bé Em bé sẽ tạo ra những âm thanh hoặc hành động khác nhau trong những tình huống và nhu cầu khác nhau. Ví dụ, nếu bé yêu của bạn buồn ngủ, bé sẽ oằn mình khó chịu và khó, khi con cảm thấy khó chịu hay phiền phức thì sẽ khóc to, và khi con vui thường sẽ có những âm thanh cổ họng phát ra. Mẹ cần quan sát và hiểu ý nghĩa khác nhau mà bé muốn thể hiện. Chủ động hồi đáp và tương tác sẽ làm cho bé rất vui. Kỳ phát triển nhảy vọt đầu tiên hoàn thành Ước tính khi bước sang tuần thứ 6, kỳ phát triển nhảy vọt não bộ của trẻ sơ sinh sẽ kết thúc, khi này bé sẽ rất dễ chịu, hoạt bát, năng lực chú ý tốt hơn rõ rệt, thậm chí mẹ sẽ nhận thấy những biểu đạt rõ hơn về thái độ thích và không thích, nói chung thế giới của bé yêu đã trở nên càng đa dạng, phong phú nhiều màu sắc hơn so với tháng đầu tiên rồi. Kỳ tiếp theo: Tuần khủng hoảng - The Wonder Weeks【“Bước nhảy Alpha” thứ 2 trong sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh】 Nguồn tham khảo: KKNEWS.cc