Ăn dặm Quan điểm chăm sóc trẻ sơ sinh thời nay có nhiều khác biệt so với thời xưa. Nhiều người già hay biện minh rằng “Ngày xưa nuôi thế vẫn lớn khôn bình thường", tuy nhiên thực tế, thời xưa, tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tử vong cũng nhiều hơn rất nhiều so với bây giờ - Tất cả là nhờ sự phát triển của khoa học. Trong nhiều gia đình, một đứa trẻ chào đời bỗng trở thành nguồn cơn cho những tranh cãi không hồi kết giữa mẹ chồng nàng dâu bởi ai cũng cho rằng mình đúng. Kết quả cuối cùng, người phải hứng chịu lại chính là đứa trẻ. Sai lầm của cha mẹ hay ông bà và sự thiếu hiểu biết có thể sẽ làm hại chính con cháu. “Thiếu hiểu biết còn sợ hơn bệnh tật”. Chỉ vì sai lầm của mẹ chồng, đứa bé con chị mới tuổi mẫu giáo đã gặp các triệu chứng suy thận, tương lai sẽ rất khổ sở, gắn liền với bệnh viện. Theo HUY và các bác sĩ, người bà đã mắc phải 3 sai lầm kinh điển của các bà các mẹ xưa, khiến cho trẻ nhỏ bị suy gan và thận từ sớm 1. Cho mắm, muối vào cháo của trẻ Nhiều người già tin rằng ăn muối là bổ sung natri, lại giúp món ăn thêm ngon miệng, không muối thì “nhạt thèo thẽo nó chê”. Quan điểm này không sai, nhưng nó không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Điều này là do sữa mẹ có đủ natri để cho em bé ăn. Mặt khác, trẻ sơ sinh mới chào đời chưa tiếp xúc với muối, chưa ăn đồ mặn thì khi ăn đồ không có muối không hề cảm thấy nhạt. Bé vẫn nếm và cảm nhận được vị mặn ngọt từ chính thực phẩm tiết ra. Người bà thêm muối vào thức ăn bổ sung của cháu đã khiến lượng natri sẽ bị vượt quá rất nhiều. Chức năng gan và thận của trẻ em dưới 2 tuổi vẫn chưa trưởng thành. Lượng natri dư thừa sẽ gây ra gánh nặng cho gan và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy, chỉ khi bé được 2 tuổi, bà và mẹ mới có bổ sung một lượng nhỏ muối. Bài viết liên quan mẹ nên đọc: 【Thịt cóc, Trứng lộn, Trai, Sò, Nước hầm xương...】21 Câu Trả Lời Cho Vấn Đề Dinh Dưỡng Của Trẻ 2. Hồn nhiên tự cho uống thuốc khi sốt Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị cảm lạnh, sốt và ho là những hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nhiều người lớn lại liên tục mua thuốc về cho trẻ uống mà không có sự kê đơn, tư vấn của bác sĩ. Hệ tiêu hóa của trẻ khi này chưa hoàn hảo, uống thuốc lặp đi lặp lại làm nặng thêm gánh nặng gan và thận của trẻ. Do đó, bất kể khi nào con cảm thấy không thoải mái, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là tìm đến sự tư vấn y tế kịp thời. Bác sĩ sẽ cho biết liệu trẻ có nên uống thuốc và uống thuốc gì không. 3. Ninh xương nấu cháo, canh Đến bây giờ, vẫn có có rất nhiều người cho rằng việc ninh xương heo..sẽ tạo ra một thứ nước nấu canh, nấu cháo bổ dưỡng. “Càng ninh lâu chất bổ càng tiết ra”. Điều này là sai lầm vì dù có ninh lâu đến bao nhiêu, các chất dinh dưỡng vẫn sẽ không thể hòa tan ra nước mà nằm nguyên lại ở phần “cái”. Mặt khác, nước hầm xương cũng chứa một chất gọi là purine. Sau khi vào cơ thể con người, purine được chuyển hóa bởi gan thành acid uric. Axit uric được bài tiết qua thận. Khi hàm lượng axit uric trong máu quá cao, nó sẽ lắng đọng trong thận dưới dạng muối natri, có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và cuối cùng dẫn đến suy thận. Người lớn có thể không sao nhưng em bé có chức năng gan và thận chưa phát triển, đừng cho bé ăn quá sớm. Bs.HUY(nhi TW)