Cơ thể thường trải qua những sự thay đổi lớn trong thai kỳ, đây là quá trình thay đổi để thích nghi cho sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thay đổi đó cũng làm thay đổi quá trình chuyển hóa nội tiết của người mẹ và cơ chế phản hồi nội tiết tố, gây ra rối loạn nội tiết trong thai kỳ. Một số vấn đề nội tiết khi mang thai thường gây ra một số bệnh phổ biến như bệnh cường giáp, suy giáp, bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường loại 1 và 2. Bệnh cường giáp & suy giáp là gì? Hormon tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp gọi là bệnh cường giáp, nó có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ như sẩy thai, sinh non và tiền sản giật. Ngược lại, bệnh suy giáp lại xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Suy giáp cũng có thể gây ra các vấn đề bao gồm tiền sản giật, sẩy thai, sinh non và nhẹ cân. Cả hai bệnh cường giáp và suy giáp đều có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ đang phát triển. Các triệu chứng của cường giáp thường bao gồm: • Nhịp tim không đều • Tăng cường thần kinh • Buồn nôn hoặc nôn mửa • Run tay • Khó ngủ • Giảm cân hoặc câng nặng thấp hơn dự kiến của một thai kỳ bình thường Các triệu chứng suy tuyến giáp có thể bao gồm: • Táo bón • Khó tập trung hoặc gặp vấn đề trí nhớ • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh • Chuột rút cơ bắp Điều trị Dùng thuốc chống cường giáp: Thuốc methimazole và propylthiouracil là những loại thuốc điều trị cường giáp để giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Tùy thuộc vào liều phù hợp với tình trạng của bạn, bạn có thể dùng các loại thuốc này từ một đến ba lần một ngày. Propylthiouracil có thể giúp ích trong ba tháng đầu của thai kỳ vì các bác sĩ cho rằng nó an toàn hơn methimazole trong thời gian đó. Bạn nên sử dụng các loại thuốc này với liều thấp nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của bé. Điều trị suy giáp: Levothyroxine là loại hoóc môn tổng hợp mà bác sĩ cho rằng nó an toàn để điều trị suy giáp khi mang thai. Sử dụng thuốc này dưới dạng viên mỗi ngày một lần khi bụng đói. Bạn cũng cần lưu ý, không uống vitamin trước khi sinh trong vòng 3-4 giờ trước khi uống levothyroxin, vì chất sắt và canxi trong vitamin trước khi sinh có thể ngăn chặn sự hấp thụ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là lượng đường trong máu tăng cao bắt đầu trong thai kỳ và kết thúc sau khi sinh. Khi mang thai, nhau thai tạo ra các hormone có thể dẫn đến sự tích tụ glucose trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể tạo ra đủ insulin để xử lý điều đó. Nhưng nếu không, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng và có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi bị tiểu đường thai kỳ thường rất chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2. Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường không xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu có thì thường có 1 số biểu hiện như: • Cảm thấy khát nước hơn • Cảm thấy đói và ăn nhiều hơn • Cần đi tiểu nhiều hơn Những biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ Nó có thể gây ra các biến chứng cho em bé như: • Sinh non • Em bé có cân nặng quá mức • Hội chứng suy hô hấp • Lượng đường trong máu thấp • Bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc sống Người mẹ có thể gặp 1 số biến chứng như: • Khả năng phải sinh mổ cao • Huyết áp cao và tiền sản giật • Bệnh tiểu đường trong thai kỳ tương lai • Bệnh tiểu đường sau này trong cuộc sống Các bước để hạn chế rủi ro bị tiểu đường thai kỳ Để hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và những rủi ro do tiểu đường thai kỳ gây ra cả cho mẹ và bé, bạn nên thường xuyên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai càng sớm càng tốt. Thực hiện các bước đơn giản dưới đây để ngăn chặn bệnh tiểu đường thai kỳ: Ăn uống lành mạnh, chế độ ăn ít đường: Thực hiện theo kế hoạch bữa ăn dành lành mạnh để hạn chế bị mắc tiểu đường và tuân thủ ăn uống đối với người bị mắc bệnh tiểu đường. Hạn chế ăn đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo và kem thay vào ăn các loại đường tự nhiên như trái cây, cà rốt và nho khô. Ăn thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt và nên xem kỹ số lượng khẩu phần nên ăn mỗi ngày. Giảm cân trước khi bạn mang thai: Khi bạn bị thừa cân, các bác sĩ không khuyên bạn nên giảm cân khi mang thai, mà bạn nên giảm cân trước khi bạn có thai có thể mang lại một thai kỳ khỏe mạnh hơn. Tập thể dục trong suốt thai kỳ: Bắt đầu trước khi bạn có thai nếu bạn đang có kế hoạch sinh con, bạn nên có thói quen tập thể dục đều đặn. Áp dụng những hoạt động vừa phải cho 30 phút hoạt động vừa phải trong hầu hết các ngày trong tuần. Chạy, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp đều là những lựa chọn thể dục tốt. Tham khảo chăm sóc trước khi sinh: Bạn có thể tham gia tư vấn chăm sóc sức khỏe trước khi sinh. Không chỉ nhận những lời khuyên về thực phẩm, hoạt động và giảm cân, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ cho bạn những ý kiến về chế độ dinh dững và chăm sóc y tế khác. Lời khuyên cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ • Ăn thực phẩm lành mạnh theo kế hoặc ăn uống dành cho người mắc bệnh tiểu đường • Tập thể dục là một cách khác để kiểm soát lượng đường trong máu. • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên • Uống Insulin khi cần thiết • Thường xuyên kiểm tra bệnh tiểu đường sau khi mang thai