Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

NGHĨ ĐƠN GIẢN CHO ĐỜI THANH THẢN

Xin chào cả nhà, Mình là Mẹ Vụng đây ạ! Sau một thời gian dốc toàn tâm toàn lực cho công việc kinh doanh riêng thì cuối cùng mình cũng có chút ít thời gian để viết trở lại. Ngày hôm nay mình chỉ muốn tâm sự mỏng về các vấn đề mà rất nhiều chị em, đặc biệt là những chị em sắp làm mẹ hay suy nghĩ. Mìn

Xin chào cả nhà, Mình là Mẹ Vụng đây ạ! Sau một thời gian dốc toàn tâm toàn lực cho công việc kinh doanh riêng thì cuối cùng mình cũng có chút ít thời gian để viết trở lại. Ngày hôm nay mình chỉ muốn tâm sự mỏng về các vấn đề mà rất nhiều chị em, đặc biệt là những chị em sắp làm mẹ hay suy nghĩ. Mình là mẹ của một bé gái 20 tháng tuổi, đã kinh qua kha khá thứ để cuối cùng nhận ra rằng “có lo cũng không thể làm khác được nên thôi khỏi cần nghĩ”. Vì vậy mình hy vọng sau khi đọc hết bài viết, các mom-to-be sẽ cảm thấy “thả lỏng” hơn nhé.    Sinh thường hay sinh mổ? Sinh thường hay sinh mổ đều có ưu và khuyết điểm. Đa số chị em chúng ta mong được sinh thường vì đây là phương án mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé hơn cả. Tuy nhiên, chúng ta mong muốn là một chuyện nhưng lựa  chọn là một chuyện hoàn toàn khác các mẹ à. Ở đây, Mẹ Vụng chỉ muốn nói rằng việc đưa em bé tới thế giới này bằng phương pháp nào là điều mà chúng ta không thể tự quyết vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Ngay cả bác sỹ cũng không thể nào hứa hẹn hay đảm bảo cho bạn nữa cơ mà. Sinh thường thì quá tốt. Sinh mổ thì tất nhiên là vất vả hơn nhiều mà còn bị dèm pha là không biết đẻ. Với mình, tới thời điểm quan trọng, mình chỉ biết lắng nghe lời khuyên của bác sỹ và làm theo thôi. Sinh kiểu nào cũng được miễn là mẹ và con an toàn đúng không cả nhà?   Sữa mẹ hay sữa công thức? Mình đã từng lo lắng sầu thảm các kiểu trong một tháng rưỡi sau sinh chỉ vì sữa của mình không nhiều như các chị em khác. Đã vậy con còn không chịu bú mẹ trực tiếp khiến mình thêm phiền lòng hơn. Mình cảm thấy tệ hại tới mức mỗi lần cho con dặm thêm sữa công thức là như kiểu mình đang gây ra tội ác tày đình. Mình điên cuồng lao vào tìm hiểu cách thức để có nhiều sữa hơn rồi ngày đêm kích sữa. Ờ thì cũng nhiều sữa hơn thật, Erin không cần phải dặm thêm sữa công thức nữa. Bù lại là sức khoẻ và tinh thần của mình tuột dốc không phanh. Và mình cũng chỉ có thể cố đến lúc Erin tròn 13 tháng khi nhận ra việc mình phải đi bác sỹ để thăm khám quá nhiều trong một thời gian ngắn. Mình quyết định ngưng và cho Erin uống sữa công thức dù biết rằng các bác sỹ đều khuyến khích nên cho trẻ bú tới năm 2 tuổi. Rồi sao? Erin vẫn phát triển bình thường khoẻ mạnh, trộm vía cũng chẳng hay bệnh vặt và khá lanh lợi. Rồi sao nữa? Thì vậy đó. Chưa kể “thời ông bà anh”, làm gì có sữa công thức mà uống. Kha khá người còn phải uống nước vo gạo – ví dụ điển hình là ông xã mình. Rồi sao? Thì cũng vẫn bình thường thôi. Nên các chị em đừng nặng nề chuyện sữa nào cho con nữa nha. Nếu không có sữa, chẳng lẽ để con mình chết đói à? Chưa kể như trường hợp mình, con bú sữa mẹ nhưng mẹ lúc nào cũng như kiểu “chết rồi” vì yếu ớt thì về lâu về dài sức khoẻ đâu mà chăm con. Vì thế, tuỳ hoàn cảnh mà các chị em hãy đưa ra quyết định phù hợp nhé. Cô gái ăn cả thế giới Phương pháp ăn dặm Mình tìm hiểu về việc ăn dặm cho Erin từ khi ẻm được ba, bốn tháng gì đó. Càng đọc nhiều tài liệu, càng tham khảo mình lại càng thấy hoang mang. Cuối cùng mình chốt lại là phải cho Erin ăn dặm kiểu Nhật chứ không phải kiểu truyền thống càng không phải BLW. Mình rất là đầu tư nhé. Mua cả bộ dụng cụ chế biếng riêng nà, rồi đọc sách nà, rồi tham gia các group về ăn dặm kiểu Nhật trên Facebook. Mỗi ngày tốn nơ-ron thần kinh nghĩ xem hôm nay Erin sẽ ăn gì. Vất vả vậy mà em gái kia chỉ chịu hợp tác trong vòng hai tháng. Qua tháng thứ ba em ấy nổi dậy. Mỗi bữa chắc ăn được vài thìa là lắc đầu nguây nguẩy nhưng thấy ai ăn gì là nhào vô “chộp giựt” rồi cầm ăn tỉnh bơ. Mình thì cứ sợ con hóc nên không muốn con ăn kiểu đó. Ngày nào cũng lọ mọ các kiểu nấu nướng nhưng Erin không hứng thú ăn. Mình lo con không khoẻ trong người nên mới không chịu ăn. Thế là mình mang ẻm đi khám. Kết quả bình thường nhưng bác sỹ khuyên mình nên thử cho bé ăn bốc (BLW). Kết quả là Erin ăn uống vui vẻ trở lại như chưa có gì xảy ra. Nhưng cũng được một thời gian em gái lại thấy chán. Mình thử cách cuối cùng: ăn dặm truyền thống. Người ấy lại vui vẻ hợp tác rồi cũng chán. Mình về với phương án ăn bốc vì lúc này mình chẳng có nhiều thời gian để làm theo kiểu Nhật nữa. Lại hợp tác, lại ăn trong hào hứng. Mình rút ra kết luận khi cho bé ăn dặm thì mẹ nên linh động chứ đừng cứng nhắc như mình lúc đầu. Có thể mình nghĩ ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tốt nhất nhưng Erin có quan tâm đâu. Ăn sao mà vừa vui và vừa ngon miệng là ẻm thích thôi. Cứ chán ăn kiểu này là mình đổi kiểu khác. Các mẹ đừng lo mấy ẻm không thích nghi được khi mà mẹ cứ thay đổi xoành xoạch vậy nha. Mấy ẻm đói và gặp đồ ăn là mấy ẻm chơi tới hết đó.   Ngủ chung hay ngủ riêng? Dù cho Má và Ba Mẹ mình phản đối kịch liệt việc cho Erin ngủ riêng từ lúc một tháng rưỡi nhưng mình vẫn làm. Ba mẹ và con ngủ riêng thì mình thấy cũng có nhiều cái lợi. Điển hình là Erin có thể tự ru bản thân ngủ mà không cần đến mình. Ngoài ra, hai vợ chồng mình có cái nết ngủ cũng khá là “đáng yêu” nên chỉ sợ trong lúc vô thức lại khua chân múa tay làm ảnh hưởng đến Erin. Vậy nên việc mỗi người một cõi là sự lựa chọn hoàn hảo. May sao Erin hợp tác vô cùng và lúc ấy mình thấy mình thật là may mắn. Sự hoà bình ngọt ngào đó chỉ diễn ra được cho tới khi Erin tròn chín tháng. Lúc này, bạn ấy ý thức được việc có cái gì đó không đúng khi mà hai người kia được ngủ chung còn bạn ấy bị ngủ riêng. Rồi cả hội chứng lo lắng bị xa cách khiến bạn ấy ngủ không còn ngon nữa. Sáng hay trưa thì không sao chứ tới tối là bạn ấy sẽ thức hai lần, khóc lóc các kiểu và chỉ chịu ngủ lại khi mình đặt bạn ấy nằm kế bên mình. Xong rồi mình lại đưa bạn ấy vào cũi riêng. Ngày qua ngày mình thấy không ổn. Erin có thể dậy xong rồi ngủ lại ngon lành rất nhanh chóng. Mẹ Erin thì không. Cơn lười trỗi dậy nên mình quyết định cho cô bé ngủ chung với mình vào sinh nhật một tuổi. Mình ôm ẻm và cả đêm đó ẻm không thức dậy. Hợp lý ghê chưa? Vậy là ngủ chung từ đó tới giờ luôn. Có một số ý kiến cho rằng việc ngủ riêng chủ yếu là để dạy con trẻ cách sống tự lập. Sau một thời gian chung giường với Erin thì mình nhận ra rằng: con độc lập hay không là cũng do một phần tính cách và phương thức mình dạy con. Ngủ chung thì cả gia đình cảm thấy gắn kết. Ngủ riêng thì ba mẹ thoải mái hơn muốn làm gì cũng được. Tuy nhiên, mình nghĩ tới khi Erin ba tuổi, mình sẽ cho con bé ngủ riêng. Còn bây giờ thì với mình, sao cũng được. Nguồn: Internet Bài viết đã khá là dài nên mình xin mạn phép dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại mọi người trong thời gian sớm nhất nha.