Sáng vừa chuẩn bị đi làm thì điện thoại có chuông: - Alo Ds xin nghe - Alo Ds ơi ( giọng như nghẹn lại)..Bs ơiii... Em đc Bs Huy Kê cho em grafort để bé uống nhưng em ra hiệu thuốc gần nhà mua. sáng này vừa cho con uống xong thì em thấy thuốc còn xót lại ở vỏ thuốc có những mảng đông cứng tách nổi lên, nhìn nó như thạch...em mới nghi ngờ cầm lên xem lại date thì đã hết hạn mất rồi. Bây giờ em phải làm sao? Anh cứu con em với. Các bài viết hữu ích mà bác sĩ Huy từng chia sẻ: 【GIAO MÙA】Mùa ốm của con nít - Nạp kiến thức cho mẹ cách chăm sóc một đứa trẻ có sức khỏe miễn dịch với thời tiết giao mùa 【Thịt cóc, Trứng lộn, Trai, Sò, Nước hầm xương...】21 Câu Trả Lời Cho Vấn Đề Dinh Dưỡng Của Trẻ Vâng, Việc chúng ta cho bé uống nhầm thuốc, hay thuốc hết hạn không phải hiếm nhưng hầu như lúc đó mọi người rất hay bị cuống, mất bình tĩnh lên có những xử trí không đúng dẫn tới hậu quả của bé thường bị xấu hơn, rất khó cho việc điều trị sau này. cách xử trí khi trẻ uống nhầm thuốc đã quá hạn sử dụng THUỐC HẾT HẠN THÌ SẼ NHƯ THẾ NÀO? Đa số các sản phẩm thuốc khi hết hạn sẽ không còn nguyên hiệu lực, thậm chí không còn hiệu lực như ban đầu. Nghĩa là, thuốc sẽ không có đủ khả năng ngăn cản, điều trị những chứng bệnh mà chúng vốn có khả năng dập tắt khi còn ở hạn sử dụng. Một điều đáng quan tâm hơn là trong thuốc quá hạn có thể chứa độc tính thay vì khả năng chữa bệnh ban đầu. Bởi lẽ, hoạt chất trong thuốc theo thời gian có thể sẽ bị biến đổi sang một dạng hợp chất hóa học khác xa với hợp chất ban đầu, có thể do tác động của ngoại cảnh hay do thành phần thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian cho phép, từ đó, sinh ra những hợp chất mới có độc tính cao. Đối với 1 người lớn thì sức chịu đựng còn cao cũng rất nguy hiểm, vậy thì đứa bé 6 tháng tuổi như của mẹ bé sáng nay sẽ nhanh như thế nào? CÁCH XỬ TRÍ : 1. gia đình hết xức bình tĩnh, không được hốt hoảng mà có những hành động sai dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. 2. Giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm. 3. Gây nôn cho trẻ : nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng ( cho bé nằm nghiêng sang một bên hoặc nằm úp xuống rồi dùng tay cho vào cổ họng bé kích thích nôn, nôn đến đâu dùng gạch sạch, mềm lau ngay đến đó không cho bé nuốt lại). Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm( trên 6 tháng) rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn. 4. Sau sơ cứu ban đầu như trên cần nhanh chóng ử ấm, đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác. Thực sự đây cũng là lỗi tắc trách rất lớn của nhà thuốc nào mà đã bán cho bé những thuốc hết hạn như vậy, nếu hôm nay không phải là mẹ bé cho uống mà là ông, bà cho uống, không tinh ý quan sát thì hậu quả sẽ như thế nào? Vừa nãy sau 2 tiếng bạn ấy đã gọi điện lại, sau khi thực hiện các bước như Ds hướng dẫn thì bé đã bú lại, giờ đang ngủ và giọng bạn ấy đã hết run..! Bài viết được chia sẻ bởi Trần Đức Hạnh - dược sĩ nhận được rất nhiều sự tin tưởng của nhiều bà mẹ có con nhỏ!