1. Đầu tiên: Khò khè là gì? Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản là các ống dẫn khí (hình dưới) khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè. Để dễ hiểu hơn các bạn tưởng tượng khi có 1 cơn gió thổi mạnh mà cửa bạn mở hé hé thôi thì cơn gió lọt qua khẻ cửa đó sẽ rít lên. Bé khò khè y như vậy. 2. Nhận biết tiếng khò khè bằng cách nào? Các bố các mẹ có thể nhận biết tiếng khò khè bằng cách áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ lúc đấy sẽ nghe thấy tiếng khò khè. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ. 3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè là gì? Đó có thể là do: ● Hen suyễn Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa... hoặc bệnh nhân có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở. ● Viêm tiểu phế quản Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại, làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp. ● Viêm phổi Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép.... 4. Vậy Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè? Đầu tiên cha mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh... Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri giác... cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Bs nói một chút về ví dụ mà bs có chia sẻ trên phần tin của bạn mà các bạn thấy đó ( Ảnh). Bệnh nhân hỏi : E chào bác sĩ ạ. Bé nhà e 15thang bị viêm phế quản phổi. Đi khám nhi trung ương 2 lần. Lần 1 ksinh augmentin, haxitol kèm nước rữa mũi và xịt mũi sau 5 ngày uống thuốc vẫn ko đỡ e cho đi khám lại bsi kê thêm zitromax uống kèm với đơn cũ 3 ngày nữa. Nhưng giờ vẫn chưa đỡ ạ. Nhờ bác sĩ giúp e với ạ. Trả lời : thông thường các bạn đưa con mình đi khám khi bé có các dấu hiệu mệt mỏi, sốt, ho nhiều....Sau quá trình thăm khám, nội soi tai mũi họng, xn máu, nước tiểu...Bs sẽ kê cho một đơn thuốc có kháng sinh uống 5 đến 7 ngày. Sau thời gian uống đơn đó, hết KS bé cũng gần như là cắt sốt hoàn toàn, ăn chơi vui vẻ, nhanh nhẹn không còn li bì, mệt mỏi như mấy hôm đầu nữa nhưng triệu chứng bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi, húng hắng ho...vẫn còn chưa thể hết được. Việc lúc này cần làm đó là tiếp tục cho bé khí dung( nếu trong đơn bs kê có thuốc khí dung) hút rửa mũi thật sạch cho bé, cho bé ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn lỏng nhiều cữ ăn, bổ sung kẽm, hoa quả nhiều vitamin C, massa toàn thân, ngâm chân nước gừng...duy trì như vậy thêm 2 tuần nữa là bé khỏi bệnh mà không cần thêm bất cứ viên kháng sinh nào. Gần như các bạn không biết điều này và cho rằng uống thuốc sau 5 hay 7 ngày phải khỏi hoàn toàn => điều này rất khó. Thấy con vẫn ho, sổ mũi là cứ xồn xồn lên đi hết ông này ông kia, lắm thầy thì nhiều ma, mỗi thầy 1 đơn thuốc ????. Gan, thận, lòng phèo nào chịu cho nổi, miễn dịch không có thì lại ốm thôi, cứ luẩn quẩn mãi không thoát ra được. Chỉ có như này các bạn cần đi khám ngay và đổi đơn thuốc ( có thể uống hoặc chuyển sang tiêm) bé có các triệu trứng như sốt, li bì, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, bỏ ăn, nôn chớ, mệt mỏi, ho thành cơn kéo dài rất nặng tiếng...không thuyên giảm chút nào sau khi dùng thuốc bs kê hoặc sau thời gian dùng hết đơn thuốc đó mà trẻ tái sốt cao và lặp lại các triệu chứng như kể trên. Chúc các bạn chăm con đúng cách. (Chia sẻ để lưu lại bài viết quan trọng nhé) Bs. Trần văn Huy Các bài viết hữu ích khác mà bác sĩ chia sẻ tại đây! Bài chia sẻ của mẹ bỉm sữa về tình trạng khò khè của con: Tống sạch đờm nhớt giúp trẻ sơ sinh hết thở khò khè ngay!!!