Rotavirus là gì? Rotavirus là một loại vi-rút truyền nhiễm gây viêm dạ dày và đường ruột. Trẻ em bị nhiễm vi-rút này có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn và tiêu chảy, và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy truyền nhiễm nặng ở trẻ em. Ở một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng bị mất quá nhiều nước và nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây nhiễm vi-rút Rotavirus Rotavirus thường lây từ đường phân tới miệng, khi mà trẻ thường xuyên không rửa tay sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Ngoài lây nhiễm từ đường phân, nó cũng có thể gây ra bằng cách ăn phải hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Nếu trẻ không rửa tay sạch, vi-rút có thể sống trên bề mặt một số thứ trong một thời gian dài và lây lan sang mọi thứ mà trẻ em chạm vào, bao gồm cả những thứ như: • Tay nắm cửa • Đồ chơi và đồ dùng • Các thiết bị điện tử dùng chung như iPad và điều khiển từ xa • Thức ăn • Nước Để ngăn chặn nguy cơ lây lan, trẻ em không nên tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác. Độ tuổi có nguy cơ nhiễm vi-rút Rotavirus cao Vi-rút này có thể gây nôn mửa và tiêu chảy cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em từ độ tuổi từ 3 tháng đến 35 tháng bị nhiễm vi-rút này. Triệu chứng khi bị nhiễm vi-rút Rotavirus Triệu chứng có thể khởi phát sau 2 ngày bị nhiễm vi-rút, ở mỗi trẻ em khác nhau thì triệu chứng cũng có thể khác nhau, các triệu chứng từ nặng đến nhẹ, bao gồm: • Sốt khoảng 1 ~2 ngày • Buồn nôn và ói mửa • Tiêu chảy xảy ra thường xuyên, và có thể kéo dài từ 3 đến 8 ngày. • Đau bụng Một khi bệnh trở lên nặng, trẻ em có thể bị mất nước và có những triệu chứng như sau: • Mất ý thức, hôn mê. • Buồn ngủ • Trẻ có biểu hiện cáu gắt và quấy khóc • Khô miệng • Khát nước • Da có màu nhợt nhạt • Đôi mắt trũng sâu. • Thóp trẻ em có thể bị lõm • Khi khóc không có nước mắt hoặc ít nước mắt • Ít đi tiểu hoặc tã ít ướt Khi nào cần cho con gặp bác sĩ? Một số dấu hiệu chỉ ra con bạn gặp phải tình trạng nghiêm trọng, bạn nên cho con gặp bác sĩ nếu bé gặp các triệu chứng sau đây: • Hôn mê và uống ít nước • Nôn thường xuyên • Phân có màu đen hoặc chứa máu hoặc mủ • Nhiệt độ tăng cao hơn bình thường ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng • Bao gồm cả các triệu chứng mất nước kể trên Điều trị khi trẻ em bị tiêu chảy do nhiễm Rotavirus Không có thuốc đặc trị cho trị Rotavirus và kháng sinh cũng không thể kháng lại khả năng nhiễm rotavirus. Do vậy, một số thuốc điều trị chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng, kết hợp các biện pháp bổ sung bù nước cho cơ thể sau khi bị mất nước. Điều trị có thể bao gồm: • Cho con bạn uống nhiều nước, sữa công thức, sữa mẹ hoặc chất lỏng có chất điện giải. Tuy nhiên, đừng cho trẻ nhỏ soda, nước trái cây hoặc đồ uống thể thao. • Cho trẻ ăn những thức ăn chúng có thể ăn và đừng hạn chế, vì nếu thiếu ăn sẽ khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài. • Điều trị mất nước có thể yêu cầu trẻ cần phải nằm viện, truyền nước và xét nghiệm máu. Phòng ngừa Rotavirus và tiêu chảy cho trẻ em Khi con bạn bị nhiễm, không nên cho trẻ đi học và nên tránh xa những đứa trẻ khác để ngăn ngừa lây lây lan của vi-rút. Ở nhà, bạn cần thực hiện những biện pháp xử lý ngăn ngừa lây lan bệnh tật với các bước như: • Xử lý cẩn thận bỉm và tã bẩn • Cho trẻ rửa tay thường xuyên và rửa tay sạch đúng cách, đặc biệt là sau khi để vệ sinh xong. • Rửa tay trước và sau khi chăm sóc con. Sử dụng xà phòng và nước ấm và chà trong ít nhất 20 giây, rửa sạch và sấy khô tay hoặc lau bằng khăn sạch. • Làm sạch bề mặt cứng, đồ chơi và tay nắm cửa bằng chất khử trùng. • Hãy chắc chắn rằng con bạn rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. • Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là ở các khu trung tâm trẻ em. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên khi nhiễm Rotavirus có thể dẫn đến khả năng bị mất nước. Với trẻ sơ sinh, mất nước có thể xảy ra nhanh chóng và cần phải được điều trị ngay.