Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nguyên nhân gây vô sinh và hiếm muộn ở các cặp vợ chồng - hãy đọc nếu tương lai bạn muốn có con

Vô sinh là kết quả của việc không thể mang thai mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng ít nhất một năm. Vô sinh có thể là vấn đề của người vợ, người chồng hoặc của cả hai, đôi khi là do sự kết hợp của các yếu tố ngăn ngừa thai.

Vô sinh hoặc hiếm muộn là kết quả của việc không thể mang thai mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng ít nhất một năm. Vô sinh có thể là vấn đề của người vợ, người chồng hoặc của cả hai, đôi khi là do sự kết hợp của các yếu tố ngăn ngừa thai. Những triệu chứng vô sinh hoặc hiếm muộn  Không có thai là triệu chứng của vô sinh, hoặc một số triệu chứng không rõ ràng khác. Ở nhiều phụ nữ, vô sinh là do không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Ở nam giới, có thể do vấn đề tinh trùng.  Một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam Do vấn đề tinh trùng: •    Sản xuất số lượng tinh trùng thấp là một trong những nguyên nhân khó có con ở nam giới, có khoảng 1/3 các cặp vợ chồng không thể có con vì vấn đề này. Nam giới có số lượng tinh trùng dưới 12 triệu sẽ được coi là thấp. •    Do tình trùng di chuyển kém, không thể bơi tới trứng •    Do tình trùng bất thường Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tinh trùng bất thường ở nam giới Tình trạng y tế: Các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng như chlamydia, lậu, quai bị hoặc HIV. Tinh trùng quá nóng: Do tinh hoàn không di chuyển, giãn tĩnh mạch bìu, quá nóng do dùng bồn xông hơi hoặc tắm nước quá nóng, do làm việc ở môi trường quá nóng. Rối loạn xuất tinh: Xuất tinh sớm, ống dẫn tinh bị chặn, tinh trùng có thể bị xuất ngược vào bàng quang. Do nội tiết tố: Do mất cân bằng của nội tiết tố dẫn đến thiếu hụt testosterone – chức năng bên cạnh việc sản xuất tinh trùng. Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến vô sinh ở nam giới Yếu tố di truyền: Một người đàn ông nên có nhiễm sắc thể X và Y. Nếu anh ta có hai nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, như trong hội chứng Klinefelter, tinh hoàn sẽ phát triển bất thường và sẽ có testosterone thấp và số lượng tinh trùng thấp hoặc không có tinh trùng. Quai bị: Nếu điều này xảy ra sau tuổi dậy thì, viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng. Khuyết tật bẩm sinh: Hay còn gọi là tình trạng hypospadia - lỗ niệu đạo nằm dưới dương vật, thay vì nằm ở đầu của dương vật. Sự bất thường này thường được phẫu thuật điều chỉnh trong giai đoạn thơ ấu vẫn còn nằm ngửa. Nếu việc điều chỉnh không được thực hiện, tinh trùng sẽ khó đến được cổ tử cung của nữ giới hơn. Tình trạng lỗ niệu đạo nằm dưới dương vật ảnh hưởng đến khoảng 1/ 500 bé trai sơ sinh. Xơ nang: Đây là một bệnh mãn tính dẫn đến việc tạo ra một chất nhầy dính. Chất nhầy này chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng nam giới cũng có thể bị thiếu hoặc tắc nghẽn ống dẫn tinh. Bức xạ và ảnh hưởng của các hóa chất khác: Do tếp xúc quá nhiều với các yếu tố như thuốc trừ sâu và các hóa chất khác. Ảnh hưởng do bức xạ có thể làm giảm sản xuất tinh trùng. Mức độ nghiêm trọng thường phụ thuộc vào mức độ gần với tinh hoàn mà bức xạ được nhắm đến. Một số bệnh: Các điều kiện đôi khi liên quan đến khả năng sinh sản ở nam giới là thiếu máu, hội chứng Cushing, tiểu đường và bệnh tuyến giáp và một số bệnh di truyền khác. Sử dụng 1 số loại thuốc: Hút thuốc lá, rượu, cần sa, cocaine, thuốc chống viêm thuốc chống viên sulfasalazine, steroid đồng hóa và dùng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn, điều trị ung thư, huyết áp cao và trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuổi tác: Khả năng sinh sản của nam giới bắt đầu giảm sau 40 năm  Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới Buồng trứng: Rối loạn rụng trứng, ảnh hưởng đến việc giải phóng trứng từ buồng trứng, ví dụ rối loạn nội tiết tố như hội chứng buồng trứng đa nang. Vấn đề hormone: Hormone tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc gây vô sinh, hormone prolactin - kích thích sản xuất sữa mẹ cũng có thể cản trở sự rụng trứng. Một nghiên cứu khác còn phát hiện ra rằng mức cholesterol cao có thể có tác động đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. U xơ hoặc bất thường cổ tử cung: Những bất thường với cổ tử cung, polyp trong tử cung hoặc hình dạng của tử cung. Các khối u lành tính trong thành tử cung có thể chặn ống dẫn trứng hoặc ngăn trứng thụ tinh cấy vào tử cung gây vô sinh. Tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng: Bệnh viêm vùng chậu, thường được gây ra bởi nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, lạc nội mạc tử cung hoặc dính, viêm ống dẫn trứng. Lạc nội mạc tử cung: Đó là khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng. Suy buồng trứng nguyên phát: Khi buồng trứng ngừng hoạt động và kinh nguyệt kết thúc trước tuổi 40, đây còn được gọi là tình trạng mãn kinh sớm. Bám dính vùng chậu: Do các dải mô sẹo liên kết các cơ quan có thể hình thành sau khi bị nhiễm trùng vùng chậu, viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật bụng hoặc xương chậu. Ung thư và điều trị ung thư: Một số bệnh ung thư sinh sản thường làm suy giảm khả năng sinh sản của nữ giới. Các điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.  Những nguyên nhân khác gây vô sinh ở phụ nữ Tuổi tác: Khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần theo tuổi tác, đặc biệt là ở độ tuổi giữa 30 và giảm nhanh sau tuổi 37. Chế độ ăn uống: Việc thiếu axit folic , sắt, kẽm và vitamin B-12 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.  Rối loạn ăn uống: Nếu rối loạn ăn uống dẫn đến giảm cân nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Tập thể dục: Cả việc tập luyện quá nhiều và quá ít đều có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): Bị nấm chlamydia có thể làm hỏng ống dẫn trứng ở phụ nữ, một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác cũng có thể gây vô sinh. Tiếp xúc với một số hóa chất: Một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại, như chì và dung môi có liên quan đến vấn đề sinh sản ở cả nam và nữ. Một nghiên cứu trên chuột đã gợi ý rằng các thành phần trong một số chất tẩy rửa gia dụng có thể làm giảm khả năng sinh sản. Căng thẳng tinh thần: Điều này có thể ảnh hưởng đến rụng trứng nữ và sản xuất tinh trùng nam và có thể dẫn đến giảm hoạt động tình dục. Điều trị triệt sản trước đây: Ở những phụ nữ đã chọn cách chặn ống dẫn trứng, quá trình này có thể bị đảo ngược, nhưng cơ hội trở lại khả năng sinh sản lại không cao. Từng phẫu thuật vùng chậu: Trong quá khứ, nếu bạn từng phẫu thuật vùng chậu, đôi khi có thể gây ra sẹo hoặc tổn thương ống dẫn trứng. Phẫu thuật cổ tử cung đôi khi có thể gây ra sẹo hoặc rút ngắn cổ tử cung. Sử dụng thuốc: Dùng thuốc aspirin lâu dài hoặc ibuprofen có thể khiến bạn khó thụ thai hơn.  Hóa trị hoặc xạ trị: Một số loại thuốc hóa trị có thể dẫn đến suy buồng trứng, thậm chí còn xảy ra khả năng không thể có thai vĩnh viễn ở một số người. Nếu như xạ trị nhắm vào vùng chậu (khu vực sinh sản), nó sẽ làm tăng nguy cơ vấn đề về sinh sản. Rượu, thuốc lá và chất kích thích: Phụ nữ hút thuốc sẽ có khả năng vô sinh, uống rượu là tăng khả năng không thể thụ thai. Các chất khác như cần sa hoặc cocaine có thể có vấn đề về khả năng sinh sản.  Phương pháp điều trị vô sinh và hiếm muộn cho các cặp vợ chồng