Thông thường, phân của bé sẽ mềm hơn phân người lớn. Nhưng đột nhiên, phân của bé bỗng trở lên lỏng hơn hoặc nhiều nước hơn, xảy ra thường xuyên hơn và với số lượng lớn, đây có thể cho biết bé bị đã tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài, tình trạng mất nước có thể xảy ra và nguy hiểm đến sức khỏe của bé, một số trường hợp còn dẫn đến tử vong. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy Nhiễm virus: Virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng là những yếu tố có thể gây nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là dưới 2 tuổi dưới hay tuổi thường bị tiêu chảy do Rotavirus gây ra. Ký sinh trùng: Trẻ sơ sinh sống trong các trung tâm chăm sóc, lớp học sẽ có nguy cơ mắc bệnh giardia (nhiễm trùng ruột non) cao hơn. Nhiễm và lây lan xảy ra khi em bé cho đồ chơi chung, ăn thực phẩm hoặc nước không sạch hoặc khi chúng chạm vào bề mặt có vi trùng và sau đó đưa tay vào miệng. Kháng sinh hoặc một số loại thuốc: Khoảng một trong 10 trẻ dùng kháng sinh sẽ bị buồn nôn, khó chịu cho dạ dày và gây ra phân lỏng. Nếu bạn nghĩ rằng thuốc kháng sinh gây tiêu chảy cho bé, hãy hỏi ý kiến tham khảo của bác sĩ trước khi ngừng thuốc. Vì nếu ngừng kháng sinh sớm, có thể dẫn đến kháng kháng sinh và khiến nhiễm trùng vi khuẩn quay trở lại. Bắt đầu ăn thực phẩm rắn: Những thay đổi trong chế độ ăn của bé có thể dẫn đến thay đổi nhu động ruột của bé. Các sản phẩm sữa, trứng, gluten, đậu phộng và động vật có vỏ có thể gây dị ứng thực phẩm và nhạy cảm dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng sữa. Có tới 3 phần trăm trẻ em bị dị ứng với protein sữa có trong các sản phẩm sữa công thức. Trẻ cũng có thể dị ứng với với protein sữa mà người mẹ ăn vào và cho con bú. Khi một em bé bị dị ứng protein sữa có thể nôn mửa và nổi mề đay cũng như tiêu chảy. Trong trường hợp này cần đổi sang một công thức đặc biệt, hoặc từ bỏ loại sữa cũng như thực phẩm người mẹ ăn vào có chứa protein sữa gây dị ứng bằng 1 loại thay thế bằng loại khác. Chế độ ăn uống của mẹ: Một số thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây dị ứng và nhạy cảm ở trẻ đang bú mẹ. Sữa bò, sô cô la, thực phẩm có ga, thực phẩm cay và caffeine là những thực phẩm có khả năng gây ra vấn đề nhất. Sử dụng thuốc nhuận tràng của mẹ: Chất làm mềm phân và một số chất bổ sung chất xơ nhẹ hoặc thuốc nhuận tràng dạng viên thường an toàn để sử dụng trong khi người mẹ cho con bú. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng loại kích thích mạnh có thể truyền sang bé qua sữa và gây tiêu chảy. Ô nhiễm: Vi trùng có thể xâm nhập vào sữa bột theo nhiều cách. Bột có thể bị ô nhiễm, có thể có vi trùng trong nước mà bạn dùng để pha bột, và các sinh vật có thể phát triển nếu không được bảo quản đúng cách. Dấu hiệu trẻ em bị mất nước khi bị tiêu chảy Khi bé bị tiêu chảy nghiêm trọng hoặc kéo dài, bé sẽ gặp phải nguy cơ mất nước. Sau đây là những dấu hiệu con bạn bị mất nước: • Một ngày tã ướt không quá 6 lần hoặc tiểu ít • Miệng, môi bé khô • Khi bé khóc không thấy nước mắt hoặt ít • Bé ăn kém • Thóp bé mềm hoặc lõm xuống • Bé cáu gắt và quấy khóc • Buồn ngủ bất thường hoặc chậm chạp • Da không đàn hồi như bình thường (không hồi phục khi bạn nhẹ nhàng véo và thả ra) Điều trị tiêu chảy cho bé 1.Bé có thể được bác sĩ cho dùng thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc thuốc chống ký sinh trùng để nhiễm ký sinh trùng. Nếu bé bị tiêu chảy nặng bị mất nước sẽ cần đến bệnh viện để truyền nước qua tĩnh mạch. 2.Điều quan trọng trước tiên cần làm là bổ sung nước cho bé bằng cách cho con bú hoặc cho ăn thường xuyên để bù lại lượng nước mà cơ thể con đã bị mất. Nếu ngừng cho ăn hoặc cho ăn hạn chế đi, em bé sẽ có nguy cơ mất nước nhanh chóng. 3.Đừng chuyển đổi công thức ăn mà không có sự đồng ý của bác sĩ và không cho con uống nước trái cây. Vì dạ dày trẻ em không thể tiêu hóa đường một cách dễ dàng, do đó đồ uống có đường như nước trái cây có thể làm các triệu chứng tiêu chảy trầm trọng thêm. 4.Cho ăn thức ăn lành mạnh với em bé đã biết ăn đồ rắn, tiếp tục cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh bình thường. Những thực phẩm như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng được gợi ý là hữu ích cho những người có vấn đề về đường ruột. 5.Các loại thịt nạc, như thịt gà, ngoài các thực phẩm giàu tinh bột như bột yến mạch, bánh mì làm từ lúa mì và bánh quy giòn, cũng như bánh quy và bánh quy giòn để giúp bổ sung lượng natri đã mất. 6.Ăn sữa chua hoặc một số đồ uống có chứa Probiotic có thể giúp phục hồi vi khuẩn khỏe mạnh trong đường tiêu hóa. 7.Nếu em bé vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ và đang bú tốt, bạn không nhất thiết phải cho em bé uống nước bù nếu bác sĩ không khuyên. Sữa mẹ chứa chất lỏng dinh dưỡng giúp bé bù lại những gì đã mất do tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có kháng thể giúp bé chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. 8.Thay tã thường xuyên để tránh việc con bị kích ứng da do tã ướt và có khả năng bị hăm tãm. Sử dụng khăn mềm và nước ấm và làm khô mông bé 9.Rửa tay sạch sau khi thay tã cho con, vệ sinh sạch sẽ những vật dụng vệ sinh liên quan để tránh lây nhiễm. Khi nào cần cho con gặp bác sĩ khẩn cấp? Trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy sẽ bị mất nước rất nhanh vả ảnh hưởng đến tính mạng, do vậy ba mẹ cần hết sức chú ý và tránh để con bị mất nước. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, nếu nghiêm trọng tiêu chảy có thể kéo dài 10 -14 ngày. Bạn nên cho con cấp cứu kịp thời nếu bé có dấu hiệu của việc mất nước như sau: • Dấu hiệu mất nước như mắt, miệng bé trở lên trũng và khô • Có mùi hôi nặng hoặc chất nhầy nhiều trong phân (đối với trẻ sơ sinh từ một tháng tuổi trở xuống). • Máu trong phân • Tiêu chảy nặng trong khi dùng kháng sinh • Sốt • Bé ăn không ngon • Em bé buồn ngủ quá mức • Tiêu chảy không hết sau 24 giờ