Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, táo bón xảy ra khi chúng có phân cứng hoặc gặp vấn đề khi đi đại tiện. Chúng có thể bị đau, chảy máu khi đi đại tiện hoặc không thể đi ngay cả cố gắng rặn. Táo bón ở trẻ sơ sinh không phổ biến, nhưng một số thay đổi nhu động ruột của bé có thể cho thấy bé có dấu hiệu bị táo bón. Khi táo bón xảy ra ở trẻ, thường là do chúng nạp đủ chất lỏng trong chế độ ăn uống. Nếu em bé dưới 6 tuần bị táo bón, bạn sẽ cần được tư vấn của bác sĩ để tránh những vấn đề tiềm ẩn cho con. Dấu hiệu trẻ bị táo bón • Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có phân rất cứng, giống như đất sét. • Rất khó chịu và nôn trớ nhiều hơn thưỡng xuyên (trẻ sơ sinh) • Khó đi đại tiện hoặc có vẻ khó chịu • Quấy khóc và khóc khi đi tiêu • Phân cứng, khô • Đau khi đi tiêu • Đau bụng và đầy hơi • Phân to, cứng • Máu trên phân hoặc giấy vệ sinh • Có dấu hiệu của phân cứng • Có ít hơn 3 lần đi tiêu mỗi tuần (ở trẻ em lớn hơn) • Trẻ ít đi hơn bình thường hoặc phân cứng và khô hoặc dễ vỡ giống như viên bi (ở trẻ lớn hơn) • Bé không chịu ăn và có thể cảm thấy no nhanh nếu bị táo bón, có thể trở lên ngày càng khó chịu và từ chối ăn Điều trị và khắc phục táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Thức ăn • Nếu như em bé của bạn được bú sữa mẹ, bạn có thể điều chỉnh thành phần trong bữa ăn của mình. Mặc dù không phổ biến, nhưng đôi khi có thể là do em bé nhạy cảm với những gì bạn đang ăn và gây táo bón. • Nếu như em bé đang bú bình, bạn có thể đổi 1 loại sữa khác cho đến khi bé hết bị táo bón. • Với em bé đã biết ăn đồ rắn, bạn có thể thêm những thực phẩm nhiều chất xơ vào thành phần ăn. Một số thực phẩm nhiều chất xơ như bông cải xanh bông cải xanh, lê, mận khô, đào, táo gọt vỏ. • Các loại ngũ cốc nấu chín như lúa mạch, yến mạch, diêm mạch cũng làm hạn chế khả năng táo bón • Trái cây và rau quả có rất nhiều chất xơ tự nhiên sẽ giúp trẻ đi tiêu hơn, đồng thời giúp kích thích nhu động ruột. • Bổ xung chất lỏng như nước Hydrat hóa, uống nước và sữa sẽ tốt cho việc giữ nước cho cơ thể bé • Với những trẻ nhỏ hơn 6 tháng, nên say nhuyễn hoặc cắt nhỏ thức ăn hoặc cho trẻ uống nước lê ép có thể giúp tăng tốc độ co thắt đại tràng của con bạn, điều này có thể giúp em bé đi tiêu nhanh hơn. Tập thể dục • Khuyến khích cho bé tập thể dục hoặc di chuyển như bò • Mát xa bụng dưới cho bé vài lần mỗi ngày bụng dưới có thể kích thích ruột cho bé • Với những trẻ sơ sinh còn nằm ngửa, cha mẹ co thể di chuyển chân bé như đạp xe có thể giúp ruột hoạt động và giảm táo bón. • Cho em bé tắm nước ấm có thể thư giãn cơ bụng và giúp chúng ngừng căng thẳng. Nó cũng có thể làm giảm một số khó chịu liên quan đến táo bón. Điều trị với thuốc • Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc Glycerin làm giảm nhu động ruột nếu bé từng bị rách hậu môn do phân cứng. Loại thuốc này có thể được mua tại quầy và sử dụng tại nhà. Nhưng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn khi con bạn trên 2 tuổi, và cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu con bạn dưới 2 tuổi. • Thuốc nhuận tràng chiết xuất mạch nha Maltsupex hoặc bột Psyllium (Metamucil) có thể làm mềm phân trẻ lớn hơn, nhưng được khuyến cáo cho không dùng cho trẻ sơ sinh.