Rối loạn ăn uống là một loạt những thói quen ăn uống bất bình thường hoặc bị xáo trộn. Chúng thường xuất phát từ nỗi ám ảnh về thực phẩm, trọng lượng cơ thể hoặc hình dạng cơ thể và thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Trong một số trường hợp, rối loạn ăn uống thậm chí dẫn đến tử vong. Ngày nay, con số về rối loạn ăn uống gia tăng, ảnh hưởng đến vài triệu người tại bất kỳ thời điểm nào, thường là phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến 35. Có hai loại rối loạn ăn uống chính: chán ăn tâm thần và chứng cuồng ăn. Chán ăn liên quan đến chế độ ăn kiêng ám ảnh hoặc để đói để kiểm soát tăng cân. Chứng cuồng ăn liên quan đến ăn nhiều và nôn mửa hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ calo dư thừa trong cơ thể. Cả hai loại rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh sản và mang thai. Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? Rối loạn ăn uống, đặc biệt là chứng chán ăn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như giảm khả năng thụ thai. Hầu hết phụ nữ mắc chứng chán ăn không có chu kỳ kinh nguyệt và khoảng 50% phụ nữ phải vật lộn với chứng cuồng ăn không có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Việc không có kinh nguyệt là do lượng calo giảm, tập thể dục quá mức hoặc căng thẳng tâm lý. Nếu một người phụ nữ không có kinh nguyệt đều đặn, việc mang thai có thể rất khó khăn. Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào? Phụ nữ mắc chứng chán ăn dường như có tỷ lệ sảy thai cao hơn, sinh non, thai nhi chậm phát triển và trẻ nhẹ cân. Trong khi phụ nữ mắc chứng háu (cuồng) ăn cũng có tỷ lệ sảy thai cao hơn và tăng nguy cơ sinh con có cân nặng cao hơn. Các biến chứng sau đây liên quan đến rối loạn ăn uống khi mang thai: • Sinh non • Cân nặng khi sinh thấp • Thai chết lưu • Tăng nguy cơ sinh mổ • Thai nhi chậm phát triển • Vấn đề về đường hô hấp • Tiểu đường thai kỳ • Biến chứng khi chuyển dạ sinh • Phiền muộn • Sẩy thai • Tiền sản giật • Nếu bạn bị rối loạn ăn uống, bạn cũng có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn. Phụ nữ có chứng cuồng ăn thường sẽ tăng cân quá mức, khiến họ có nguy cơ bị tăng huyết áp. Phụ nữ bị rối loạn ăn uống có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn và có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc cho con bú. Những thuốc dùng cho rối loạn ăn uống trong thai kỳ như thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu và các loại thuốc khác được sử dụng có thể gây hại cho em bé đang phát triển. Nếu dùng thuốc này thường xuyên nó có thể dẫn đến bất thường thai nhi, vì chúng lấy đi các chất dinh dưỡng và chất lỏng trước khi cơ thể dùng để nuôi thai nhi. Khuyến cáo sinh sản cho phụ nữ bị rối loạn ăn uống Nếu bạn đang vật lộn với chứng rối loạn ăn uống, bạn cần gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn làm sao để tốt nhất cho sức khỏe sinh sản và mang thai của mình. Phần lớn phụ nữ bị rối loạn ăn uống có thể sinh con khỏe mạnh, nếu họ tăng cân bình thường trong suốt thai kỳ. Lời khuyên cho người bị rối loạn ăn uống với sinh sản Nếu như bạn đang cố gắng thụ thai hoặc phát hiện mình đã có thai, bạn nên thực hiện một số hướng dẫn liên quan. Trước khi mang thai: • Bạn cần đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. • Tránh tuyệt thực • Lên lịch gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến về chăm sóc sức khỏe trước khi bạn muốn thụ thai • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc với một chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống lành mạnh cho thai kỳ và các vitamin trước khi sinh. • Tìm kiếm tư vấn để giải quyết tình trạng rối loạn ăn uống của bạn hoặc những vấn đề tiềm ẩn khác trước khi muốn thụ thai Trong khi mang thai: • Lên lịch đi khám thai sớm trong thai kỳ và thông báo cho bác sĩ rằng bạn đang phải vật lộn với chứng rối loạn ăn uống. • Phấn đấu tăng cân lành mạnh. • Đừng tuyệt thực • Ăn các bữa ăn cân bằng với tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp. • Tìm một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn ăn uống lành mạnh và phù hợp. Sau khi mang thai: • Tiếp tục tư vấn để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. • Gặp bác sĩ chuyên môn nếu bạn bị rối loạn ăn uống, trầm cảm sau sinh. • Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc cho con bú • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về việc gìn giữ sức khỏe của bạn, quản lý cân nặng và đầu tư vào việc chăm sóc em bé.