Cân nặng sơ sinh thấp là gì? Cân nặng sơ sinh thấp (hay còn gọi cân nặng khi sinh thấp) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những em bé được sinh ra có cân nặng dưới 2.500 gram. Với cân nặng khi sinh ra dưới 2.500 gram, một số em bé có thể khỏe mạnh bình thường, nhưng một số em bé lại có thể có nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều gì khiến một đứa trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp? Cân nặng sơ sinh thấp thường xảy ra do sinh ra quá sớm hay còn gọi là sinh non, thường là sinh ra trước 37 tuần mang thai. Phần lớn cân nặng của em bé đã tăng trong những tuần cuối của thai kỳ, những đứa trẻ sinh non sẽ có ít thời gian trong bụng mẹ để phát triển toàn diện và tăng cân. Một nguyên nhân khác của cân nặng khi sinh thấp là một tình trạng gọi là hạn chế tăng trưởng trong tử cung, điều này xảy ra khi em bé không phát triển tốt trong thai kỳ. Có thể là do vấn đề với nhau thai, sức khỏe của người mẹ hoặc sức khỏe của em bé. Các biến chứng tiềm ẩn của trẻ sơ sinh nhẹ cân là gì? Một số biến chứng sức khỏe phổ biến liên quan đến cân nặng sơ sinh thấp bao gồm: • Phổi kém phát triển hoặc các cơ quan khác • Gặp vấn đề về đường hô hấp • Gặp vấn đề về tiêu hóa • Gặp vấn đề thần kinh • Gặp vấn đề về mắt hoặc tai • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) Những em bé nào có nguy cơ bị nhẹ cân? Ngoài sinh non và hạn chế tăng trưởng trong tử cung, những yếu tố ảnh hưởng đến bà bầu có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Chúng bao gồm: • Nhiễm trùng khi mang thai • Không tăng cân đủ khi mang thai • Từng sinh con nhẹ cân • Hút thuốc khi mang thai ảnh hưởng của khói thuốc • Sử dụng rượu hoặc ma túy • Tuổi dưới 17 hoặc hơn 35 tuổi Cân nặng khi sinh được điều trị như thế nào? Trẻ em sinh ra với cân nặng thấp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của chúng. Nếu trẻ được sinh ra với cân năng thấp, có thể cần phải ở lại bệnh viện cho đến khi tăng cân đủ để được xuất viện. Nếu em bé của bạn có các biến chứng khác, chẳng hạn như phổi kém phát triển hoặc các vấn đề về đường ruột, chúng có thể sẽ cần phải ở lại bệnh viện cho đến khi các biến chứng được giải quyết thông qua chăm sóc y tế. Em bé sinh ra với cân nặng thấp sẽ được nằm trong phòng đặc biệt, nằm giường kiểm soát nhiệt độ và các có các chương trình chăm sóc sức khỏe theo dõi đặc biệt. Biến chứng có thể có của cân nặng khi sinh thấp là gì? Nếu em bé của bạn được sinh ra với cân nặng thấp, chúng sẽ có nguy cơ khó phát triển, biến chứng sức khỏe và tử vong sớm cao hơn so với những em bé sinh ra có cân nặng bình thường. Những em bé này thường khó tăng cân, ăn kém và có khả năng miễn dịch yếu hơn. Đặc biệt, trẻ có cân nặng thấp thường cảm thấy lạnh và cần được giữ ấm vì cơ thể ít mỡ. Nếu trẻ sinh càng có cân nặng thấp thì nguy cơ biến chứng càng cao, một số biến chứng có thể gặp phải như: • Mức oxy thấp khi sinh • Khó giữ ấm • Khó ăn và tăng cân • Sự nhiễm trùng • Vấn đề về hô hấp và phổi chưa trưởng thành (hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh) • Các vấn đề về hệ thần kinh, chẳng hạn như chảy máu bên trong não (xuất huyết não thất) • Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như viêm ruột nghiêm trọng (viêm ruột hoại tử) • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) Trẻ có cân nặng khi sinh rất thấp có nguy cơ bị biến chứng lâu dài và tàn tật. Các biến chứng lâu dài có thể bao gồm: • Bại não • Mù • Điếc • Chậm phát triển Biện pháp ngăn ngừa cân năng sơ sinh thấp Nhiều trẻ khỏe mạnh bình thường với cân nặng sơ sinh thấp. Tuy nhiên, ngăn ngừa cân nặng sơ sinh thấp sẽ tránh được những rủi ro và biến chứng về sức khỏe. Do vậy, khi mang thai, người mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau: Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn tăng cân đủ để giúp em bé phát triển và giúp bạn khỏe mạnh. Uống vitamin trước và trong thai kỳ. Việc sử dụng vitamin trước và trong thai kỳ được cho là giảm tỷ lệ sinh non và giảm rủi ro con sinh ra với các dị tật bẩm sinh Không uống rượu, hút thuốc, hoặc sử dụng ma túy. Tất cả những điều này có thể gây ra trọng lượng sơ sinh thấp và các vấn đề khác cho em bé của bạn. Khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ. Để phát hiện những bất thường thai nhi và được tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn về cách chăm sóc trong quá trình mang thai Tránh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường trong thai kỳ không chỉ để lại biến chứng cho người mẹ, trẻ em được sinh ra cũng có nguy cơ dị tật hoặc cân nặng sơ sinh thấp, sinh non hoặc có cân nặng quá mức Sinh con trước độ tuổi 35 và sau 17 tuổi. Đây là độ tuổi được cho là an toàn sinh con