Em bé có phản xạ bẩm sinh và mút tự nhiên, điều đó có thể khiến chúng đưa ngón tay cái hoặc ngón tay vào miệng. Em bé có thể mút ngón tay đôi khi ngay cả trước khi sinh ra hoặc trong vòng vài tuần sau khi sinh ra. Vì mút ngón tay khiến bé cảm thấy an tâm, một số bé sau đó có thể hình thành thói quen mút ngón tay khi chúng cần cảm giác dễ chịu hoặc đi ngủ. Vì sao em bé mút ngón tay? Em bé sinh ra có nhu cầu bú. Mút tay là một phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh vì đó là cách chúng ăn. Vì vậy, nó chắc chắn là một điều tốt mà em bé thể hiện phản xạ bú của chúng. Mút tay khiến em bé cảm thấy dễ chịu. Ngay cả khi bạn vừa cho bé ăn xong, bé vẫn có thể cần bú thêm một chút. Nhưng điều đó không có nghĩa là em bé sẵn sàng ăn lại, không phải chỉ mút để no bụng, trẻ sơ sinh còn cần cảm giác làm dễ chịu. Đó là lý do vì sao chúng ta có núm vú giả dành cho em bé ngậm. Mút ngón tay thường kéo dài bao lâu? Nhiều trẻ sẽ tự ngừng mút ngón tay, thường là 6 hoặc 7 tháng tuổi hoặc từ 2 đến 4 tuổi. Nhưng ngay cả một đứa trẻ đã ngừng mút ngón tay cũng có thể quay lại hành vi này trong thời gian căng thẳng. Khi nào tôi nên can thiệp? Nếu khi 3 tuổi trở lên trẻ vẫn còn thói quen mút tay hoặc mút ngón tay cái, lúc này đã đến lúc bỏ thói quen này. Một số nhược điểm khiến bạn nên cho bé bỏ thói quen mút tay khi bé vẫn tiếp tục mút sau 3 tuổi: • Em bé của bạn chạm vào nhiều thứ trong ngày, vi trùng có thể được đưa vào miệng bé khi bé mút ngón tay. • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mút ngón tay có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai. • Mút ngón tay lâu dài có thể là một thói quen khó bỏ hơn. • Mút ngón tay khi quá 4 tuổi (hoặc khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc vào) có thể làm hỏng răng, đẩy răng mọc về phía trước (có thể cần phải niềng răng trong tương lai) hoặc trẻ sẽ cắn tay. Cách khuyến khích con bỏ mút tay Hầu hết trẻ em tự ngừng mút tay trong khoảng từ 2 đến 4 tuổi. Nếu điều này không xảy ra, bạn có thể cần giúp chúng bỏ thói quen này. Dưới đây là một số cách khuyến khích trẻ bỏ mút tay: • Khen ngợi, nhắc nhở con bạn không mút tay hoặc không sử dụng núm vú giả và đừng mắng hoặc chế giễu trẻ khi chúng làm. • Con bạn có thể đang mút hoặc muốn ngậm núm vú giả vì bé cảm thấy lo lắng hoặc không an toàn. Cố gắng khắc phục nguyên nhân của sự lo lắng và bạn có thể thể là nguồn an ủi cho bé thay vì núm vú giả. • Thưởng những phần thưởng nhỏ, khen ngợi con bạn khi khuyên được bé không mút tay hoặc không ngậm núm vú giả, chẳng hạn như kể một câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc cho trẻ đi đến công viên chơi. Núm vú giả Cho bé dùng núm vú giả là cách cha mẹ thường làm để khiến bé khỏi khóc, tránh việc bé mút ngón tay hoặc đưa những vật không an toàn cho vào miệng. Tuy nhiên, chúng có thực sự phù hợp với em bé của bạn? Dưới đây là một cái nhìn về ưu và nhược điểm. Ưu điểm • Ngậm vú giả khiến trẻ có cảm giác giảm đau trong các thủ tục phổ biến như lúc tiêm hoặc lấy máu. • Có bằng chứng cho thấy ngậm vú giả làm giảm nguy cơ đột tử sơ sinh (SIDS) khi em bé đang ngủ. • Khi ngậm vú giả, trẻ sinh non có thời gian nằm viện ngắn hơn và bú bình tốt hơn. • Bạn có thể chọn bất cứ loại vúm vú giả nào bạn muốn tại cửa hàng và giá cả không đắt lắm • Bạn có thể hạn chế việc lúc nào cho con bạn sử dụng chúng hoặc thậm chí mang chúng đi. • Bé sẽ hạn chế vơ những vật khác cho vào miệng. Nhược điểm • Một số bé có thể bú ít hơn nếu có núm vú giả, đây được gọi là nhầm lẫn núm vú giả và vú mẹ. • Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, nhưng mút ngón tay lại có thể thêm vi trùng vào miệng bé. • Em bé của bạn có thể mất nó vào ban đêm và thức dậy khóc vì nó. • Em bé của bạn có thể nhổ nó ra, và nó có thể rơi xuống đất. Sau đó, nó cần phải được làm sạch. • Nếu mất nó, em bé của bạn có lẽ sẽ không được vui và tỏ ra khó chịu, vì không phải lúc nào bạn cũng có thể đáp ứng mua ngay được 1 cái mới thay thế cho bé • Sử dụng núm vú giả lâu dài cũng có thể dẫn đến các vấn đề với răng của con bạn. Mút tay là một bản năng tự nhiên giúp em bé của bạn. Cho dù bạn khuyến khích mút ngón tay cái hay núm vú giả là tùy thuộc vào bạn. Bạn chỉ cần biết lúc nào là thời điểm nên cho bé ngừng thói quen mút tay hoặc khi nào cần dùng núm vú giả. Những điều cần cân nhắc khi cho bé ngậm núm vú giả Dưới đây là một số lời khuyên nếu bạn quyết định cho bé ngậm núm vú giả: • Chúng hữu ích nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. • Không bao giờ ép bé sử dụng núm vú giả. Nếu nó rơi ra khỏi miệng trong khi ngủ, đừng đặt nó trở lại. • Đừng bôi bất cứ thứ gì lên núm vú giả để khiến nó hấp dẫn hơn, ví dụ như đường hoặc mật ong chẳng hạn. • Làm sạch và thay núm vú thường xuyên. • Không bao giờ buộc núm vú giả quanh cổ, cánh tay hoặc bàn tay của bé. Điều này có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong. • Cân nhắc ngừng sử dụng núm vú giả trong khoảng từ 6 tháng đến 1 tuổi. Bởi vì sau khoảng thời gian đó, sẽ khó bỏ thói quen ngậm núm vú giả hơn. • Đừng để con bạn sử dụng núm vú giả sau 4 tuổi.