Trẻ nhỏ thích cảm nhận mọi thứ bằng miệng, đó là cách để chúng tìm hiểu về thế giới cũng như sự an ủi. Cắn là phổ biến và hoàn toàn bình thường ở trẻ mới biết đi. Trẻ mới biết đi không có kỹ năng ngôn ngữ để diễn tả cảm giác của chúng, vì vậy chúng cắn để tạo ra sự khuấy động, để thể hiện sự phấn khích hoặc nói rằng chúng thất vọng, lo lắng hoặc buồn chán. Các trường hợp mà trẻ em cắn rất khác nhau, một số trẻ chỉ cắn ở nhà vì đó là môi trường an toàn để thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, cắn xảy ra môi trường nhiều trẻ em như ở mẫu giáo hoặc các nhóm trẻ chơi cùng với nhau. Lúc này, trẻ cắn để gây sự chú ý và đòi chia sẻ đồ chơi, nhưng cũng là lúc hành vi cắn của trẻ trở nên phiền toái, gây mâu thuẫn và căng thẳng và nó cần dừng lại. Một số lý do khiến trẻ cắn người khác Thiếu kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ chưa biết nói để thể hiện những nhu cầu quan trọng hoặc cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ, thất vọng, vui mừng, v.v. Cắn là một thay thế cho những thông điệp mà trẻ chưa thể diễn tả bằng những từ ngữ. Đang thử nghiệm để xem điều gì sẽ xảy ra. Một phần của khám phá là sự tò mò. Trẻ mới biết đi thử nghiệm để xem loại phản ứng nào với hành động của chúng sẽ gây ra. Chúng sẽ cắn bạn bè hoặc anh chị em để xem phản ứng ra sao và chúng không nhận ra hành vi đó gây đau đớn như thế nào đối với người đó. Đang mọc răng. Chúng cắn để giảm bớt cảm giác đau của nướu. Chúng đang muốn gây sự chú ý. Ở trẻ lớn hơn, cắn chỉ là một trong một số hành vi xấu được sử dụng để gây chú ý. Khi một đứa trẻ cảm thấy chúng không được chú ý, chúng sẽ hành động ngay cả khi sự chú ý là tiêu cực hơn là tích cực. Thất vọng. Cắn hoặc đánh, là cách để một số trẻ tự khẳng định mình khi chúng còn quá nhỏ để thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả thông qua lời nói. Đối với con trẻ, cắn là một cách để lấy lại một món đồ chơi yêu thích hoặc để nói rằng chúng không vui, hoặc để một đứa trẻ khác biết rằng chúng muốn được ở một mình và hãy tránh xa. Ngoài ra, trẻ cắn cũng vì lý do như: • Cần thời gian chơi tích cực hơn • Quá mệt mỏi • Có nhu cầu kích thích bằng miệng • Bị choáng ngợp bởi âm thanh, ánh sáng hoặc môi trường. Nếu con bạn là người cắn, có nhiều cách để xử lý hành vi. Trước tiên, cần an ủi đứa trẻ bị cắn, sau đó cho con bạn bình tĩnh lại 1 lúc, sau đó nói với trẻ bằng một giọng bình tĩnh và kiên quyết: "Không được cắn bạn"; "Cắn làm bạn đau"; "Không bao giờ được cắn nữa". Thái độ này cho con bạn biết hành vi này không được chấp nhận. Những phương pháp giảm thiếu con bạn cắn Khuyến khích con sử dụng từ ngữ hoặc chỉ tay thay vì cắn. Hãy để con bạn biết rằng khi bé tức giận hoặc buồn bã, có những cách khác thay vì cắn. Đặc biệt là khi trẻ đủ lớn, dạy bé nói 'Không muốn' hoặc nhờ mẹ giúp đỡ. Tránh các tình huống kích thích. Quá kích thích là một nguyên nhân thường xuyên của cắn. Một đứa trẻ bình tĩnh, được nghỉ ngơi tốt sẽ ít sử dụng răng của mình. Hãy chắc chắn rằng tất cả các nhu cầu của con bạn bao gồm như thời gian ăn và ngủ trưa được chăm sóc tốt trước khi ra ngoài chơi. Mang theo một bữa ăn nhẹ để làm dịu con, nếu bé quấy khóc vì đói. Cho con ngủ đủ đến tránh gây căng thẳng Giảm thiểu cách trẻ gây sự chú ý. Chơi với con nhiều bằng cách đọc sách hoặc hơi cùng nhau, vì vậy bé không cắn chỉ để gây sự chú ý. Nếu con bạn rất hay cắn, hãy để mắt đến bất kỳ bạn bè nào vào chơi cùng, vì chúng rất dễ dùng cắn để tạo sự chú ý. Đối phó với cảm giác choáng ngợp. Vặn nhỏ âm lượng ti vi hoặc tránh xa những đám đông ồn ào. Cung cấp kích thích bằng miệng. Cho bé ăn những đồ vặt giòn mà tốt cho sức khỏe đều đặn trong ngày, điều này sẽ giúp giảm thiểu hành vi cắn của bé Giải thích những hành động của con. Con bạn đang thử nghiệm xem điều gì sẽ xảy ra khi bé cắn. Do vậy, hãy phải bình tĩnh yêu cầu con "Không được cắn", tốt nhất là với thái đô không gây cảm xúc, sau đó chuyển sự chú ý từ con bạn sang quan tâm đứa trẻ bị cắn. Điều này sẽ cho chúng hiểu rằng ba mẹ không vui khi con cắn bạn và không dành nhiều thời gian cho nó, để nó không nghĩ rằng mỗi lần cắn sẽ được chú ý hơn.