Mycoplasma là một nhóm vi khuẩn, trong đó, một số trong nhóm của chúng có thể gây bệnh. Không giống như những vi khuẩn khác, mycoplasma không có thành tế bào và là vi sinh vật ngoại bào nhỏ nhất cả về quy mô lẫn số lượng gen. Có khoảng 200 loại vi khuẩn mycoplasma, nhưng hầu hết chúng đều vô hại. Những loại mà khiến bạn phải lo lắng là: • Loại mycoplasma gây viêm phổi (mycoplasma pneumoniae) • Loại gây bệnh đường tình dục (mycoplasma genitalium) • Mycoplasma hominis • Loại vi khuẩn ureaplasma đó là urealyticum và parvum Viêm phổi do mycoplasma Tình trạng viêm phổi do mycoplasma xảy ra hầu hết ở nhiều người, đặc biệt là ở trẻ em còn gọi là viêm khí quản. Một người có thể bị nhiễm từ một người bệnh khác khi người đó ho, hắt hơi và bắn các giọt hơi có chứa vi khuẩn vào không khí. Người bị nhiễm bạn có thể gặp các triệu chứng như: • Viêm họng • Ho dần dần trở nên tồi tệ • Sốt • Mệt mỏi • Đau đầu Khi nhiễm trùng xảy ra sâu hơn trong phổi, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến: • Khó thở • Thở nhanh, nông • Khò khè • Đau ngực mà cảm thấy tồi tệ hơn khi một người thở hoặc ho • Tăng nhịp tim • Đổ mồ hôi và run • Chán ăn • Khó chịu, hoặc cảm giác chung là không khỏe Điều trị Để điều trị nhiễm trùng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất một trong những loại kháng sinh. Thuốc kháng sinh macrolide có thể có hiệu quả, nhưng chúng sẽ không hiệu quả với tất cả mọi người. Nếu macrolide không hoạt động, bác sĩ có thể khuyên dùng các loại kháng sinh khác, chẳng hạn như fluoroquinolones hoặc tetracycline. Loại vi khuẩn mycoplasma gây bệnh đường tình dục Bạn sẽ bị nhiễm vi khuẩn mycoplasma genitalium nếu quan hệ tình dục với một người bị nhiễm bệnh. Chúng lây lan qua đường tình dục và có thể gây viêm đường tiết niệu và sinh dục ở nam và nữ. Từ những mầm bệnh này có thể gây viêm khớp ở phụ nữ, viêm vùng chậu và vô sinh Ở một số người, nhiễm mycoplasma genitalium sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng phụ nữ một số người có thể có dấu hiệu như sau: • Bị đau khi quan hệ • Chảy máu bất thường từ âm đạo sau khi quan hệ sau khi mãn kinh, giữa các thời kỳ. • Đau bụng • Đau âm đạo • Đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác phải đi tiểu thường xuyên • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu • Dịch tiết ra từ âm đạo Viêm nhiễm nhiễm mycoplasma genitalium lây qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và HIV. Điều trị Sau khi làm xét nghiệm, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh thuộc họ tetracycline đó là doxycycline. Để giúp tránh nhiễm trùng này, luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Và giới hạn số lượng đối tác bạn có. Mycoplasma hominis Những vi khuẩn này sống trong đường tiết niệu và bộ phận sinh dục của khoảng một nửa số phụ nữ và ít đàn ông. Nhưng nếu bạn có sức khỏe tốt thì bạn không phải lo lắng, chúng hiếm khi gây nhiễm trùng. Phụ nữ nếu có hệ miễn dịch yếu, có thể có nguy cơ nhiễm cao. Khi bạn mang thai, bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn này khi quan hệ tình dục với những bị nhiễm, vi khuẩn cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Những vi khuẩn này có thể liên quan đến bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng cơ quan sinh sản của bạn. Chúng cũng có thể dẫn đến các vấn đề nếu bạn đang mang thai, chẳng hạn như: • Mang thai ngoài tử cung (phôi phát triển bên ngoài tử cung) • Chuyển dạ sinh sớm • Sẩy thai Ngoài ra, mycoplasma hominis cũng có thể gây sốt và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Điều trị Dùng kháng sinh họ tetracycline để điều trị cho loại nhiễm trùng này. Ngoài ra, luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng này. Mặt khác, hạn chế đối tác tình dục sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm Vi khuẩn ureaplasma urealyticum và ureaplasma parvum Hầu hết phụ nữ khỏe mạnh có những vi khuẩn này trong cổ tử cung hoặc âm đạo, và một số ít đàn ông cũng có vi khuẩn trong niệu đạo của họ. Thông thường, chúng không gây ra vấn đề gì. Ureaplasma là vi khuẩn có thể lây lan trong quan hệ tình dục. Và nếu bạn đang mang thai mà bạn bị nhiễm bệnh, bạn có thể truyền vi khuẩn cho em bé trong bụng hoặc truyền cho bé trong khi chuyển dạ sinh. Một số triệu chứng phụ nữ bị nhiễm như: • Thấy đau khi đi tiểu • Đau bụng • Đau, và có mùi hoặc dịch chảy ra từ âm đạo • Sưng khi mở niệu đạo • Xuất tiết từ niệu đạo Khi mang thai, vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng ở cả mẹ và em bé và có thể gây ra các vấn đề ở trẻ sơ sinh như: • Cân nặng khi sinh thấp • Viêm phổi • Nhiễm trùng máu (vi khuẩn trong máu) Điều trị Một số loại khác sinh sẽ được bác sĩ sẽ kê toa để điều trị nhiễm trùng có thể bao gồm fluoroquinolones, macrolide hoặc tetracycline. Nếu bạn bị nhiễm bệnh trong khi mang thai, em bé sơ sinh của bạn cũng có thể cần phải dùng kháng sinh.