Đa số biến chứng thủy đậu ở trẻ em đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của cha mẹ, mẹ không biết cần phải kiêng gì để tránh nguy hiểm cho con. Từ đó xảy ra tình trạng bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hiểu được điều này Phương Đông xin đưa ra một vài kiêng kị mà cha mẹ cần lưu ý trong bài viết sau. Biến chứng nguy hiểm Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng nếu cha mẹ chăm sóc sai cách, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: Nhiễm trùng da Đây là biến chứng hay gặp hàng đầu khi trẻ bị thủy đậu. Nhất là với những bé dưới 2 tuổi. Ở độ tuổi này bé chưa hiểu lời cha mẹ nói, chỉ hành động theo bản năng, cứ thấy ngứa là lấy tay gãi. Trong khi đó móng tay lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn, khi tiếp xúc với các vết lở loét trên da sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử, sốt cao thậm chí tử vong. Viêm phổi thủy đậu Virus thủy đậu chủ yếu xâm nhập, lây truyền qua đường hô hấp. Vì thế nó rất dễ tấn công vào phổi, gây ra biến chứng nặng nề tại phổi. Trong đó viêm phổi được cho là biến chứng nguy hiểm hay gặp nhất xếp ngay sau viêm da. Những biểu hiện có thể gặp phải: ho ra máu, khó thở, thở nhanh, sốt cao. Việc để trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, điều kiện nhiệt độ không đảm bảo sẽ càng làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng này. Viêm não Đây là biến chứng hay gặp ở người trưởng thành. Thế nhưng trường hợp trẻ bị viêm não do virus thủy đậu gây ra cũng không phải là hiếm gặp. Trong quá trình chăm sóc nếu chẳng may mẹ hạ sốt sai cách khiến nhiệt độ chẳng những không giảm mà lại càng tăng thêm. Từ đó tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào não, hệ thần kinh gây ra những di chứng nặng nề. Chẳng hạn: co giật, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu,... Một số biến chứng khác Ngoài các biến chứng có cấp độ nguy hiểm cao như trên, thủy đậu còn dễ gây ra nhiều vấn đề khác: viêm da, sẹo lõm, viêm họng, viêm tai giữa,... Những điều tuyệt đối phải tránh Ăn uống Đồ ăn chua cay nóng. Những vết phỏng, lở loét do thủy đậu gây ra có thể xuất hiện trong khoang miệng, trên niêm mạc miệng và cả trên lưỡi. Vì thế cha mẹ nên tránh cho con ăn đồ có tính kích thích vị giác mạnh. Bởi điều này sẽ làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu cho con. Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa. Những thực phẩm có chứa chất béo xấu sẽ thúc đẩy chứng viêm. Từ đó làm tình trạng phát ban trở nên xấu hơn và làm chậm quá trình hồi phục. Thức ăn tanh. Đặc biệt là trứng. Bởi protein trong trứng sau khi vào cơ thể sẽ làm tăng nhiệt độ. Từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trái cây có tính nóng. Ví dụ như: vải, nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào… Những loại quả này sẽ khiến tình trạng lở loét trở nên nghiêm trọng hơn. Sinh hoạt Tắm nước lạnh. Tắm nước lạnh trong khi trẻ đang bị sốt thủy đậu là rất nguy hiểm. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ cảm lạnh và chuyển biến thành biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không phải vì thế mà cha mẹ kiêng tắm tuyệt đối cho con. Thay vào đó có thể dùng khăn ấm để lau qua người, đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng da cho trẻ. Đưa trẻ đến chỗ đông người. Đây là một trong những điều quan trọng cần phải tránh để đảm bảo sức khỏe cho con và cả cộng đồng. Đặc biệt là khi con đang bị bệnh truyền nhiễm, sức đề kháng suy giảm. Nếu tiếp tục để trẻ tiếp xúc với những mầm bệnh khác sẽ càng làm các biến chứng trở nên nghiêm trọng, phức tạp hơn. Làm vỡ mụn nước. Mụn nước bị vỡ sẽ để lại vết thương hở trên da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không được cậy, chọc thủng những nốt phỏng rộp này. Nếu chẳng chúng bị vỡ cần bôi thuốc kịp thời để tránh viêm nhiễm. Dùng thuốc Bôi thuốc sai thời điểm. Bôi xanh methylen vào vết phỏng thủy đậu ngay khi chúng mới xuất hiện sẽ không có tác dụng gì. Bởi bản chất của loại thuốc này là để sát khuẩn. Vì thế tốt nhất nên bôi vào những nốt mới vỡ sẽ giúp làm se nhanh và ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Dùng sai thuốc. Tự ý dùng kháng sinh để điều trị triệu chứng thủy đậu là hết sức nguy hiểm. Đặc biệt đã có nhiều trường hợp diễn biến nguy kịch sau khi dùng corticoid để giảm viêm.