Bốn tuần tuổi, vậy là em bé của bạn chuẩn bị qua giai đoạn tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy qua giai đoạn ngắn này, nhưng bé có một sự thay đổi rất lớn đáng kể mà chắn chắn bạn sẽ tò mò muốn biết. Tầm nhìn rõ hơn Sau 4 tuần, em bé của bạn có thể nhìn rõ hơn nhiều. Bây giờ bé có thể có thể nhìn thấy với khoảng cách 18 inch, vì vậy hãy để khoảng cách mặt bạn với của bé như bình thường. Trong một tháng, tầm nhìn của bé nên được cải thiện, như khả năng tập trung của họ. Tuy nhiên nó vẫn chưa đủ linh hoạt, phải mất rất nhiều nỗ lực để làm điều này. Nếu bạn cầm một món đồ chơi trước mặt chúng và di chuyển nó từ từ theo một cách, bạn sẽ thấy mắt chúng cố gắng theo dõi nó. Thính giác phát triển Thính giác của bé cũng được phát triển đầy đủ sau một tháng, điều đó có nghĩa là bé sẽ bắt đầu lắng nghe những âm thanh và chú ý khi bạn đang tạo ra những tiếng động lớn xung quanh phòng. Với cơ cổ có phần khỏe hơn, bé nên bắt đầu ngẩng đầu lên một cách nhanh chóng khi họ nằm sấp và thậm chí xoay nó từ bên này sang bên kia. Cũng như có thể nhận ra âm thanh họ nghe thấy trong bụng mẹ, giờ đây họ cũng có thể nhận ra khuôn mặt quen thuộc. Nếu để bé đứng trước gương thường xuyên, bé có thể bắt đầu nhận ra chính mình. Trẻ 4 tuần tuổi nên phát triển nhận thức như thế nào? Thời gian này, em bé của bạn đã bắt đầu chú ý đến tất cả những điều mới đang diễn ra xung quanh chúng, bao gồm cả tay và chân chúng. Vì bé chưa hiểu được đó là chân tay mình, nên bé thích khám phá tứ chi của mình bằng các động tác như bứt kéo và mút chân. Đặc biệt là đôi tay, thứ sẽ khiến bé mê mẩn, bạn có thể bắt gặp bé nhìn chằm chằm vào chúng trong vài phút. Khả năng biểu cảm của bé Tuy vẫn còn nhỏ, một số em bé có thể biết mỉm cười, càu nhàu và ngân nga để bày tỏ cảm xúc của mình. Khi bạn nói chuyện trực tiếp với em bé, bé có thể sẽ đáp lại bằng nụ cười. Nếu bạn có việc phải làm bạn vẫn có thể vừa làm vừa chuyện trò với bé, bé vẫn sẽ thích nghe giọng nói của bạn, thậm chí chú ý nghe tiếng vọng từ bên kia phòng. Bạn không ngớ ngẩn khi nói chuyện với bé, mà cách giao tiếp này có thể lôi cuốn bé, có thể dạy bé về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ. Trong giai đoạn này mẹ cần chú ý gì ở bé? Giữ ấm. Em bé gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tuần hoàn của bé chưa hoàn hảo, nên một số nhiệt độ cơ thể của em bé thoát ra qua tay và chân. Hãy chắc chắn rằng ngón chân và ngón tay nhỏ của bé được được che hoặc bọc kín trong những ngày lạnh, đặc biệt là khi mang bé ra ngoài. Mụn trứng cá sơ sinh. Đây có thể là tuần cao điểm của mụn trứng cá cho nhiều bé nhỏ. Mặc dù nguyên nhân không rõ ràng, nhưng biết chính xác hầu hết mụn trứng cá sơ sinh thường xuất hiện khi hai đến bốn tuần sau khi sinh. Giữ cho da mặt của bé sạch sẽ bằng việc rửa với nước, nếu là xà phòng thì tốt nhất là loại nhẹ, tránh các loại kem và kem trị mụn không kê đơn vì em bé quá nhạy cảm với chúng. Ngoài ra, đừng bóp mụn mủ. Mụn trứng cá sẽ tự biến mất và tự khỏi mà không cần điều trị. Lưu ý rằng nếu em bé của bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bé để đánh giá thêm: • Khả năng bú kém • Không chớp mắt trong ánh sáng • Không thể theo dõi một đối tượng chuyển động từ bên này sang bên kia • Không thể tập trung mắt • Không di chuyển tay hoặc chân • Cơ thể cong kiểu mềm mại bất thường, có chân tay mềm mại hoặc có vẻ lỏng lẻo • Run rẩy bất thường Người mẹ trong tuần này cần chú ý gì? Bạn lúc này đã trở nên thành thục hơn, bạn biết lúc nào bé cần ăn ngủ và thay tã đơn giản chỉ qua tiếng khóc của em bé. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức vì thiếu ngủ. Hầu hết các bà mẹ mới đều trải qua một sự thay đổi về cảm xúc trong giai đoạn này, cảm giác tẻ nhạt buồn bã cáu gắt sau sinh hoàn toàn bình thường. Hãy thư giản bằng cách chia sẻ với người bạn đời của bạn, khi có thời gian hãy thư giãn bằng cách ngâm mình và thả lỏng trong bồn nước tắm trong khoảng 20 phút, làm những việc vặn và có thể chuyện trò, uống trà hoặc chia sẻ với bạn bè của mình. Nếu bạn cảm thấy đặc biệt buồn bã, choáng ngợp, không quan tâm đến cuộc sống của bạn hoặc em bé của bạn, hoặc bị mắc kẹt trong tình huống mà bạn không thể lay chuyển, đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, hơn 10% bà mẹ mới trải qua điều này. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với người thân của bạn, bạn sẽ được sự trợ giúp trong việc chăm sóc bé và tìm lại cảm xúc là chính mình.