Trước đây, không chỉ để xóa đói giảm nghèo, để bảo đảm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, Nhà nước chỉ khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con. Với chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, nhằm giúp cha mẹ có đủ điều kiện cũng như chất lượng chăm sóc và giáo dục con cái hiệu quả. Cụ thể, tại nghị định 114 của năm 2006, những vợ chồng sinh con thứ 3 sẽ bị xử phạt. Nếu người đó là Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, một thành viên của tổ chức xã hội hoặc là một người dân, quy định hình thức xử phạt sẽ áp dụng theo mỗi đơn vị hoặc tổ chức riêng biệt của họ. Hiện nay, nhà nước không cấm giáo viên sinh con thứ 3, nhưng nếu giáo viên đó đồng thời là Đảng viên thì giáo viên có thể bị khai trừ khỏi Đảng. Ngoài ra, nếu quy chế, hợp đồng làm việc mà còn ghi điều khoản sinh con thứ 3 thì vẫn phải áp dụng theo quy định đó. Trường hợp nào sinh con thứ 3 mà không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình? Các trường sau không được coi la vi phạm khi có con thứ 3: • Sinh con lần đầu tiên nhưng là sinh nhiều thai (sinh 3 trở lên) • Đã từng sinh một con, lần thứ 2 sinh lại là sinh đôi • Sinh lần thứ 3 nhưng lúc đó chỉ có 1 con đẻ còn sống • Thuộc vùng dân tộc có dưới 10.000 hoặc thuộc vùng dân tộc đang có nguy cơ giảm dân số • Nếu từng sinh 2 con nhưng 1 hoặc cả 2 con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không di truyền và Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Trung ương xác nhận • Thuộc cặp vợ chồng mà vợ hoặc chồng có con riêng mà sinh một hoặc hai con. • Cả 2 vợ chồng cùng có con riêng, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. • Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. • Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989