Khi con còn nhỏ, chúng ta đã chọn mọi thứ cho chúng, từ những gì chúng sẽ mặc đến thứ chúng cần chuẩn bị đem đi đâu đó. Là cha mẹ, chúng ta biết rằng một ngày nào đó, con sẽ phải đưa ra quyết định mà không có bố mẹ. Nhưng làm thế nào để chúng ta ‘‘chắc chắn rằng con cái biết cách đưa ra quyết định tốt để giữ an toàn cho chúng’’ trong một thế giới ngày càng nguy hiểm và nhiều cạm bẫy? Mặc dù câu trả lời cho sự ‘‘chắc chắn’’ trên là không thể, nhưng là ba mẹ chúng ta có thể làm những điều dưới đây để giúp con bạn đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất. Giới hạn các tùy chọn Đôi khi sự phân vân và cân nhắc bị mắc kẹt bởi sự choáng ngợp trước quá nhiều thứ. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn, chúng ta sẽ bị choáng ngợp bởi vì chúng ta không muốn từ chối trước quá nhiều thứ. Thu hẹp các lựa chọn xuống một vài và sau đó cho con bạn chọn. Trẻ em cần kinh nghiệm để trở thành người ra quyết định tốt, vì vậy thực hành giúp chúng quyết định. Phân loại của những quyết định Trẻ em thường bị mắc kẹt khi cố gắng quyết định một cái gì đó bởi vì chúng nghĩ rằng mọi quyết định là một vấn đề rất lớn. Giúp con bạn học các cấp độ quyết định khác nhau có thể giúp bé bớt lo lắng và giúp bạn tiết kiệm cả thời gian. Giải thích rằng những quyết định nhỏ, như ăn vặt gì khi đến trường, có thể được đưa ra nhanh chóng. Mặt khác, những quyết định trung bình, chẳng hạn như cuốn sách nào sẽ nên mượn từ thư viện, đòi hỏi một chút suy nghĩ. Quan trọng hơn nữa là những môn lớn hơn như chọn một môn thể thao để tham gia, hãy có thêm thời gian suy nghĩ và cân nhắc. Xử lý tình huống Bạn có thể giúp con bạn làm quen với cách suy nghĩ đưa ra quyết định trong một tình huống bắt buộc hoặc một tình huống cụ thể khác, ví dụ như khi được bạn mời đi dự sinh nhật. Giả thiết, con sẽ xử lý thế nào nếu hai bạn cùng lớp mời con đến những bữa tiệc sinh nhật cực hay vào cùng một ngày nào đó, con sẽ mua gì nếu con trúng xổ số khi mua xổ số ở trường? Đây là những cách thú vị để rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán và mài giũa khả năng ra quyết định của con bạn. Cho phép quyết định nhưng chịu trách nhiệm và hậu quả của quyết định Nếu ngoài những thứ được bố mẹ chuẩn bị cho con khi đến trường, trẻ vẫn khăng khăng mang những thứ khác mặc dù được ba mẹ cảnh báo như một món đồ chơi, tiền chẳng hạn. Miễn là giá trị không quá lớn, hãy để con mang nó đến trường. Miễn là đó không phải là vấn đề về sức khỏe và an toàn, điều quan trọng đối với trẻ em là đưa ra một số quyết định tồi tệ sau đó sẽ giúp chúng học cách xem xét hậu quả. Khi con bạn về nhà khóc lóc vì nó đánh rơi tiền trong sân chơi vào giờ ra chơi, chắc chắn nó sẽ không dám mang tiền đến trường vào lần tới. Tiền và cách dùng tiền Một trong những bài học thiết thực nhất là dạy con cách xử lý tiền đúng cách. Nếu bạn có thể dạy con bạn xử lý tiền một cách có trách nhiệm, rất có thể điều đó sẽ đi theo vào các khuôn khổ khác của cuộc sống. Giúp họ hiểu quy trình ra quyết định Với những vấn đề phức tạp hơn cần đưa ra quyết định phù hợp thì đâu là những bước đưa ra quyết định? Dưới đây là một vài gợi ý: • Tạm dừng - xác định quyết định và tự hỏi bản thân tại sao tôi lại muốn thế này? • Những lựa chọn của tôi là gì? • Những hậu quả của hành động của tôi là gì? • Những hệ quả cả ngắn hạn và dài hạn. • Xem lại quyết định và hậu quả Cảm xúc và suy nghĩ Cảm giác và suy nghĩ là cách chúng ta điều hướng quá trình ra quyết định. Dạy trẻ biết lắng nghe và tin tưởng vào cảm xúc và suy nghĩ của chính mình trong một tình huống cụ thể. Khi quyết định, hãy hoàn thành nó tốt nhất có thể. Quyết định không phải là điều dễ dàng, ngay cả chính chúng ta là ba mẹ cũng vậy. Tuy nhiên, sự uốn nắn từ nhỏ là sức mạnh tuyệt vời giúp con bạn tự tin, có trách nhiệm và đưa ra những quyết định đúng đắn hoặc phù hợp nhất. Đặc biệt là trong cuộc sống sau này khi con bạn đã trưởng thành, đó là chìa khóa giúp trẻ thành công với những lựa chọn sáng suốt của chính mình.