Caffeine (cà-phê-in) là một trong những chất kích thích có trong cà phê, trà, sô -cô-la, nước uống cô ca và còn có trong một số loại thuốc không kê đơn làm giảm đau đầu. Nó là một chất kích thích cung cấp năng lượng và tạo cảm giác tỉnh táo hơn. Nó được tiêu thụ trên toàn thế giới, với cà phê và trà là hai trong số những nguồn tiêu thụ phổ biến nhất chứa caffeine. Mặc dù caffeine được coi là an toàn trong đồ uống nói chung, nhưng các cơ quan y tế khuyên nên hạn chế dùng khi mang thai. Caffeine có an toàn trong thai kỳ? Đối với nhiều người, caffeine có tác dụng thuận lợi đối với mức năng lượng, sự tập trung và thậm chí là chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, một số đồ uống chứa caffein mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, caffeine có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực ở một số người và có thể gây ra rủi ro khi mang thai. Vì sao không nên dùng caffeine trong thai kỳ? Tăng huyết áp và nhịp tim. Caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu. Bởi vì caffeine là một chất kích thích, nó làm tăng huyết áp và nhịp tim, cả hai đều này đều không tốt trong thai kỳ. Mất nước. Caffeine cũng làm tăng tần suất đi tiểu. Điều này gây ra sự giảm mức chất lỏng cơ thể và có thể dẫn đến mất nước. Không thể chuyển hóa hoàn toàn. Caffeine đi qua nhau thai và tới em bé. Mặc dù người mẹ có thể xử lý lượng caffeine cung cấp cho cơ thể, nhưng em bé thì không thể. Sự trao đổi chất của em bé vẫn đang trưởng thành và không thể chuyển hóa hoàn toàn caffeine. Gây mất ngủ. Bất kỳ lượng caffeine nào cũng có thể gây ra những thay đổi trong kiểu ngủ của bé hoặc kiểu vận động bình thường trong giai đoạn sau của thai kỳ. Hãy nhớ rằng, caffeine là một chất kích thích và có thể khiến cho người mẹ và em bé trong bụng mất ngủ. Caffeine được tìm thấy trong nhiều nhấy trong cà phê. Ngoài ra, caffeine còn có trong trà, soda, sô cô la, và thậm chí một số loại thuốc không kê đơn làm giảm đau đầu. Do vậy, phụ nữ mang thai nên nhận biết những gì bạn đang tiêu thụ. Caffeine gây dị tật bẩm sinh ở người Nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng caffeine có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non, sinh non, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và các vấn đề sinh sản khác. Khi mang thai, sự thanh thải caffeine từ máu của người mẹ chậm lại đáng kể. Kết quả từ một số nghiên cứu quan sát cho thấy rằng việc sử dụng quá nhiều caffeine có thể liên quan đến việc hạn chế tăng trưởng, sinh con nhẹ cân, sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu. Đối với phụ nữ mang thai, nếu dùng lượng caffeine hàng ngày cao (hơn 300 mg mỗi ngày) sẽ có nguy cơ sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Liều lượng khuyến cáo • Bạn nên hạn chế dùng lượng caffeine ở mức dưới 200 mg mỗi ngày nếu bạn đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai • Tránh uống nước tăng lực • Mặc dù một số loại trà thảo dược có thể an toàn để uống, nhưng tốt nhất là luôn kiểm tra với bác sĩ trước sử dụng. Lượng caffeine có trong một số loại thực phẩm • Một tách cà phê hòa tan có thể chứa khoảng 60 mg caffeine • Một số nhãn hiệu cà phê được ủ thương mại có chứa hơn 150 mg caffeine cho mỗi khẩu phần. • Các loại trà túi lọc có chứa caffein (trà đen và trà xanh) và nước ngọt (cola và trà đá) thường chứa ít hơn 50 mg mỗi 250 ml • Một gói trà xanh túi lọc sẽ chứa 20 mg • Một gói trà đen túi lọc sẽ chứa 45 mg • Một lon coca-cola sẽ chứa 40mg • Cà phê khử caffeine có từ 2–4 mg mỗi 8-oz (tức 240-ml) • Đồ uống Espresso sẽ có 30–50 mg mỗi 1-oz (tức 30-ml) • Nước uống tăng lực có khoảng 50–160 mg cho mỗi 8-oz (tức 240-ml) • Nước giải khát có từ 30–60 mg mỗi 12-oz (tức 355-ml) Mang thai đòi hỏi một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai nên biết rằng những đồ ăn thức uống hàng ngày mà họ sử dụng với số lượng nhiều có thể không ảnh hưởng khi họ chưa thụ thai, nhưng khi mang thai, tất cả thực phẩm đều cần dùng với số lượng phù hợp trong chế độ ăn của thai kỳ. Trong đó, caffeine là chất được khuyên hạn chế sử dụng khi mang thai hoặc trước khi phụ nữ muốn thụ thai. Ảnh: heath