Có rất nhiều người cho rằng trẻ em có khả năng nhìn thấy ma nhiều hơn so với người lớn. Trong những trường hợp cụ thể, trẻ em thường hỏi cha mẹ về người xuất hiện trước mặt là ai mà ba mẹ không hề hay biết đó là ai, từ đâu ra và không biết trông như thế nào. Có nhiều người đã tin vào điều này và cho rằng đây là khả năng nhìn thấy ma. Thậm chí ở Đài Loan, nhiều người đi mua nhà sẽ mang theo trẻ em đi và cho trẻ chơi ở đó để xem trẻ có nói chuyện với ai vô hình không, nếu có, thì chứng tỏ ngôi nhà đó có ma hoặc đất nặng thì không nên mua. Vì sao trẻ em có khả năng nhìn thấy ma? Giải thích theo tâm linh Nguồn gốc của tất cả những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chúng ta là sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trong bộ não của chúng ta. Sóng não được tạo ra bởi các xung điện đồng bộ từ các khối tế bào thần kinh giao tiếp với nhau. Mỗi con người, mỗi ngày, mỗi giây, cho dù là bạn đang làm gì hoặc bất cứ lúc nào, não bộ của chúng ta đều sản sinh ra các xung điện. Hoạt động sóng não của con người có thể được chia thành bốn loại theo tần số: sóng beta (β), sóng alpha (α), sóng theta (θ) và sóng delta (δ). Nói chung, các hoạt động sóng não của người lớn là sóng beta (β). Khi mơ hoặc trẻ em trước bảy tuổi, sóng alpha (α) sẽ xuất hiện. Sóng alpha (α) cũng đại diện cho trạng thái của linh cảm và phát huy trực giác. Người ta nói rằng ma giao tiếp với con người "tần số linh cảm", vì vậy trẻ em có khả năng nhìn thấy ma nhiều hơn người lớn, nhưng người có khả năng này không nhiều. Những người có thể nhìn thấy ma khi còn nhỏ, vì họ sẽ sợ hãi trong lòng, không muốn nhìn thấy chúng nữa, họ sẽ quên đi khả năng này sau một thời gian dài. Hơn nữa, khi con người lớn lên, họ có quá nhiều thứ phải bận rộn và họ sẽ mất khả năng nhìn thấy ma. Chính vì điều này mà mọi người đều nghĩ rằng trẻ em dễ nhìn thấy ma hơn. Một lý thuyết phổ biến khác, chủ yếu liên quan đến trẻ sơ sinh dưới tám tháng tuổi, là chúng có cảm giác về thị giác mà chúng ta không có. Vào khoảng tám tháng tuổi, cách chúng ta nhìn mọi thứ thay đổi chóng mặt. Trước tuổi đó, bé có xu hướng nhìn thấy các mẫu và đồ vật ở mức độ chi tiết hơn nhiều. Những đồ vật này đôi khi có thể bao gồm ma, đó là lý do trẻ thường nhìn thấy ma hơn là người lớn. Giải thích theo khoa học Những người bạn chơi cùng trong tưởng tượng Một nghiên cứu của Anh Quốc về ảo giác trẻ em cho thấy tỷ lệ trẻ em trước tuổi đến trường và trẻ mẫu giáo bị ‘‘ảo giác thị giác’’ hoặc ‘‘ảo giác thính giác’’ có thể cao tới 13-17%, sau đó giảm nhẹ xuống còn 5 - 7,5% trong những năm thiếu niên. Trong đó, có 75-90% các ảo giác này là thoáng qua và có xu hướng mờ dần theo thời gian, 7% các ảo của trẻ em có thể liên quan đến bệnh tâm thần trong tương lai. Đó là lý do trẻ em tưởng tượng ra ai đó và nói chuyện với họ hoặc bất chợt thấy 1 người nào đó xuất hiện. Trẻ thường tưởng tượng ra người bạn chơi cùng, điều này đã khiến nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng. Trước hết, những người bạn chơi cùng trong tưởng tượng thực sự thấy hoặc nghe thấy một số nhân vật đặc biệt, nhưng đây là những nhân vật mà những đứa trẻ tự tạo ra. Đồng thời, hầu hết trẻ em đều có thể điều khiển sự hiện diện của chúng khác nhau bằng ‘‘ảo giác thị giác’’ hoặc ‘‘ảo giác thính giác’’. Sự khác biệt thứ hai là những người bạn chơi cùng trong tưởng tượng thường xuất hiện với những cảm xúc tích cực, chủ yếu là trong một cảnh vui vẻ hơn là lo lắng hay sợ hãi. Ngoài trí tưởng tưởng kể trên, các nhà khoa học còn cho rằng trẻ có thể bị chứng đau nửa đầu và triệu chứng của bệnh này là nhìn thấy sáng hoặc ngửi thấy mùi khác biệt. Ngoài ra, hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên, hội chứng sau chấn thương, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng có khả năng gây ra các thay đổi nhận thức ngắn hạn, bóp méo những gì trẻ nhìn thấy hoặc nghe thấy. Duy tâm và Duy vật là hai trường phái tồn tại song song, đó là lý do vì sao thế giới chúng ta luôn tồn tại giữa tâm linh và khoa học. Cho dù là cách giải thích khoa học hay tâm linh thì cũng là những lời giải thích mang tính chủ quan và tham khảo, chúng ta có quyền tin hay không tin vào điều đó.